KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH - DISCOURSE ON KNOWING THE BETTER WAY TO LIVE ALONE
View: 1301 - Thiền sư Nhất Hạnh - Zen Master Thich Nhat Hanh 18/07/2018 07:07:11 am
KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNHI.
Sau đây là những điều tôi được nghe lúc đức Thế Tôn còn lưu trú ở tịnh xá Kỳ Viên trong vườn Kỳ Đà tại thành Xá Vệ; Ngài gọi các vị khất sĩ và bảo:
– Này quý thầy.
Các vị khất sĩ đáp:
– Có chúng con đây.
Đức Thế Tôn dạy:
– Tôi sẽ nói cho quý thầy nghe thế nào là người biết sống một mình. Trước hết tôi nói đại cương, sau đó tôi sẽ giải thích. Quý thầy hãy lắng nghe.
– Thưa Thế Tôn, chúng con đang lắng nghe đây.
Đức Thế Tôn dạy:
Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.
“Này quý thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế, nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì người đó đang tìm về quá khứ.”
“Này quý thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người đó đang không tìm về quá khứ.”
“Này quý thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang tưởng tới tương lai.”
“Này quý thầy, sao gọi là không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang không tưởng tới tương lai.”
“Này quý thầy, thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người không học, không biết gì về Bụt, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, không tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì người đó đang bị lôi cuốn theo hiện tại.”
“Này quý thầy, thế nào gọi là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì người đó đang không bị lôi cuốn theo hiện tại.”
“Đó, tôi đã chỉ cho quý thầy biết về đại cương và giải thích cho quý thầy nghe về thế nào là người biết sống một mình.”
Bụt nói xong, các vị khất sĩ đồng hoan hỷ phụng hành.
(II)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá. Lúc đó có một vị khất sĩ tên là Thượng Tọa (Thera) chỉ ưa ở một mình một chỗ, vị này thường ca ngợi hạnh sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong đi về một mình và ngồi thiền một mình. Bấy giờ có một số các vị khất sĩ tới nơi Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên ngồi, và bạch với Người:
– Thế Tôn, có một vị tôn giả tên Thượng Tọa, vị này ưa ở một mình, ưa ca ngợi hạnh sống một mình, một mình vào xóm làng khất thực, một mình từ xóm làng đi về trú xứ, một mình tọa thiền.
Đức Thế Tôn bèn bảo một vị khất sĩ:
– Thầy hãy tới chỗ mà khất sĩ Thượng Tọa cư trú và bảo với thầy ấy là tôi muốn gặp.
Vị khất sĩ vâng mệnh. Lúc ấy vị khất sĩ Thượng Tọa liền đến chỗ Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên mà ngồi. Lúc ấy đức Thế Tôn hỏi khất sĩ Thượng Tọa:
– Có phải là thầy ưa ở một mình, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền phải không?</
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Thưa Thế Tôn, đúng vậy.
Bụt bảo khất sĩ Thượng Tọa:
– Thầy sống một mình như thế nào?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Bạch Thế Tôn, con chỉ sống một mình một nơi, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền, thế thôi.
Bụt dạy:
– Thầy đúng là người ưa sống một mình, tôi không nói là không phải. Nhưng tôi biết có một cách sống một mình thật sự mầu nhiệm. Đó là quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn mà tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào tham dục. Kẻ thức giả sống như thế, tâm không do dự, bỏ hết mọi lo âu, mọi hối hận, xa lìa hết mọi tham dục ở đời, cắt đứt tất cả những sợi dây ràng buộc và sai sử mình. Đó gọi là thật sự sống một mình. Không có cách nào sống một mình mà mầu nhiệm hơn thế.
Rồi đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây:
>Quán chiếu vào cuộc đời
Thấy rõ được vạn pháp
Không kẹt vào pháp nào
Lìa xa mọi ái nhiễm
Sống an lạc như thế
Tức là sống một mình.
Bụt nói xong, tôn giả Thượng Tọa lấy làm vui mừng sung sướng, cung kính làm lễ Bụt và rút lui.
Thiền sư Nhất Hạnh
DISCOURSE ON KNOWING THE BETTER WAY TO LIVE ALONE
This translation of the Discourse on Knowing the Better Way to Live Alone has been prepared by zen master Thich Nhat Hanh. This text is known in the Pali Canon as the Bhaddekaratta Sutta, and can be found in the Majjhima Nikaya No.131. In the Chinese Canon it can be found in the Madhyama Āgama.
This translation is recited regularly at Plum Village Practice Centers around the world, as part of our daily sitting and chanting sessions.
I heard these words of the Buddha one time when the Lord was staying at the monastery in the Jeta Grove, in the town of Savatthi. He called all the monks to him and instructed them, “Bhikkhus!”
And the bhikkhus replied, “We are here.”
The Blessed One taught, “I will teach you what is meant by ‘knowing the better way to live alone.’ I will begin with an outline of the teaching, and then I will give a detailed explanation. Bhikkhus, please listen carefully.”
“Blessed One, we are listening.” The Buddha taught:
“Do not pursue the past.
Do not lose yourself in the future.
The past no longer is.
The future has not yet come.
Looking deeply at life as it is in the very here and now, the practitioner dwells in stability and freedom.
We must be diligent today.
To wait till tomorrow is too late.
Death comes unexpectedly.
How can we bargain with it?
The sage calls a person who dwells in mindfulness night and day, ‘the one who knows the better way to live alone.’
“Bhikkhus, what do we mean by ‘pursuing the past’? When someone considers the way her body was in the past, the way her feelings were in the past, the way her perceptions were in the past, the way her mental formations were in the past, the way her consciousness was in the past; when she considers these things and her mind is burdened by and attached to these things which belong to the past, then that person is pursuing the past.
“Bhikkhus, what is meant by ‘not pursuing the past’? When someone considers the way her body was in the past, the way her feelings were in the past, the way her perceptions were in the past, the way her mental formations were in the past, the way her consciousness was in the past; when she considers these things, but her mind is neither enslaved by nor attached to these things which belong to the past, then that person is not pursuing the past.
“Bhikkhus, what is meant by ‘losing yourself in the future’? When someone considers the way his body will be in the future, the way his feelings will be in the future, the way his perceptions will be in the future, the way his mental formations will be in the future, the way his consciousness will be in the future; when he considers these things and his mind is burdened by and daydreaming about these things which belong to the future, then that person is losing himself in the future.
“Bhikkhus, what is meant by ‘not losing yourself in the future’? When someone considers the way his body will be in the future, the way his feelings will be in the future, the way his perceptions will be in the future, the way his mental formations will be in the future, the way his consciousness will be in the future; when he considers these things, but his mind is not burdened by or daydreaming about these things which belong to the future, then he is not losing himself in the future.
“Bhikkhus, what is meant by ‘being swept away by the present’? When someone does not study or learn anything about the Awakened One, or the teachings of love and understanding,
or the community that lives in harmony and awareness; when that person knows nothing about the noble teachers and their teachings, and does not practice these teachings, and thinks, ‘This body is myself; I am this body. These feelings are myself; I am these feelings. This perception is myself; I am this perception. This mental formation is myself; I am this mental formation. This consciousness is myself; I am this consciousness,’ then that person is being swept away by the present.
“Bhikkhus, what is meant by ‘not being swept away by the present’? When someone studies and learns about the Awakened One, the teachings of love and understanding, and the community that lives in harmony and awareness; when that person knows about noble teachers and their teachings, practices these teachings, and does not think; ‘This body is myself; I am this body. These feelings are myself; I am these feelings. This perception is myself; I am this perception. This mental formation is myself; I am this mental formation. This consciousness is myself; I am this consciousness,’ then that person is not being swept away by the present.
“Bhikkhus, I have presented the outline and the detailed explanation of knowing the better way to live alone.”
Thus the Buddha taught, and the bhikkhus were delighted to put his teachings into practice.
Bhaddekaratta Sutta, Majjhima Nikaya 131
Zen master Thich Nhat Hanh