menu

Hành Trạng & Hạnh Nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức

View: 942 -     Thích Bảo Lạc       13/10/2018 07:10:01 pm
Hành Trạng & Hạnh Nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức
Hành Trạng & Hạnh Nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đề tài tham luận 

Hành Trạng & Hạnh Nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức 

 botat-quang_duc

Lui lại 48 năm về trước – năm 1963 - ngọn lửa Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu soi sáng bóng đêm lịch sử bị bưng bít bởi vô minh, lòng người tranh chấp, thù hiềm, nghi kỵ nhau về nhiều lẽ. Mặc dù tất cả cùng là người Việt với nhau, nhưng vì khác tôn giáo, chánh kiến của người lãnh đạo độc tài đã đưa đất nước Việt Nam tới bờ vực thẳm đen tối vô cùng tệ hại. Ngọn lửa Thích Quảng Đức cháy bừng lên nhằm:

- Thiêu sạch những sự bất công gian ác của chế độ gia đình trị Ngô triều.

- Đòi quyền bình đẳng giữa mọi người dân Việt, nhất là về tự do tôn giáo.

Báo động cho thế giới biết rằng tại Việt Nam, Phật giáo bị đàn áp khốc hại.

- Kêu gọi các chính phủ của những quốc gia yêu chuộng tự do hòa bình trên thế giới đoàn kết để hổ trợ phong trào tranh đấubất bạo động của Phật giáo Việt Nam

Qua tâm thư và 5 bài kệ thức tĩnh dặn dò nhà Ngô, bổn đạo, đệ tử, chư tăngPhật giáo đồ toàn quốc của Ngài để lại, thể hiện tâm từ bi quảng đại của bậc Bồ Tát trong hạnh nguyện nhằm mục đích cứu độ chúng sanh. Vì sự an lạc, hạnh phúc của phần đông mà dấn thân vào cõi Ta Bà – kham nhẩn này – dù phải hy sinh thân mạng, nhưng với chí nguyện kiên cường, Bồ Tát đã chỉ lối dẫn đường cho Phật giáo và dân tộc Việt Nam thoát khỏi nạn độc tài kỳ thị tôn giáo

I – Sơ lược đôi nét về Ngài:  

Ngài thế danh là Lâm Văn Tuất, sanh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; con ông Lâm Hữu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương. Là đệ tử của thiền sư Như Đạt hiệu Hoằng Thâm, khai sơn chùa Thánh Kinh (Ninh Hòa). Ngài được bổn sư cũng là cậu ruột cho pháp danh là Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp, pháp hiệu Quảng Đức, thuộc dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Sau khi xuất gia năm lên 7 tuổi được Hòa Thượng bổn sư nhận làm con, và chánh thức đổi tên họ là Nguyễn Văn Khiết. 

Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi (1917) thọ giới Tỳ KheoBồ Tát. Sau khi thọ giới, Ngài được giao phó vai tròTri sự chùa Long Sơn – nơi Ngài Hoằng Thâm trụ trì - để đãi lao cho bổn sư tuổi đã già. Sau khi bổn sư viên tịch năm 1921, Ngài phát nguyện nhập thất ba năm ở núi Đất tại Ninh Hòa. Sau đó Ngài vân du đây đó theo hạnh đầu đà thời gian 2 năm; và lại quay về nhập thất nơi chùa Thiên Ân tại Ninh Hòa. Từ năm 1940 – 1945, Ngài trú trì tổ đình Linh Sơn, Khánh Hòa, Nha Trang. 

Năm 1948, Ngài vào Nam hóa độ khắp các tỉnh Sài gòn, Gia Định, Định Tường, Tây Ninh, Bà Rịa, Hà Tiên v.v…Có thời Ngài cũng đã sang Nam Vang (Kampuchia) trong 3 năm (1954 – 1956) để giúp đỡ các Việt Kiều, vừa nghiên cứu kinh điển tiếng Pali. 

Năm 1953, Ngài được thỉnh cử chức vụ Phó Tri Sự và Trưởng Ban Nghi Lễ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, đồng thời Trú Trìchùa Phước Hòa ở Bàn Cờ - trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt. Sau khi Hội chính thức dời về chùa Xá Lợi (1958), Ngài từ chức Trụ Trì đến trụ chùa Quan Thế Âm ở Phú Nhuận – Gia Định cho tới ngày viên tịch

Năm 1963, phong trào tranh đấu của Phật giáo miền Nam đòi hỏi bình đẳng tôn giáo, Ngài tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị tôn giáođàn áp Phật tử của Ngô Đình Diệm ngày một gia tăng mãnh liệt. Ngày 20/8/1963 chính quyền Ngô Đình Diệm theo kế hoạch nước lũ cho quân đội tấn công vào các chùa trong toàn quốc, như Xá Lợi, Ấn Quang (Sàigòn), chùa Từ Đàm, Diệu Đế (Huế), bắt tất cả tăng ni và giới lãnh đạo phong trào tranh đấu đem giam giữ nhiều nơi tại Sàigòn và các tỉnh. Do tầm ảnh hưởng sâu rộng việc tự thiêu của Bồ Tát và chư Thánh tử đạo như ngòi nổ làm tiêu vong chế độ độc tài, bất công để cúng dường chư Phật và bảo vệ đạo pháp.

Ngày 20 tháng 4 năm Quí Mão nhằm ngày 11/06/1963, cuộc diễn hành rước di ảnh các thánh tử đạo của trên 800 chư Tăng Ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến chùa Xá Lợi. Khi đoàn diễn hành tới ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, Ngài từ trên xe bước xuống, tự tay tẩm xăng thấm ướt mấy lớp áo cà sa, ngồi kiết già ngay ngắn trên mặt đường, tự châm lửa giữa quần chúng Tăng NiPhật tử đang vây quanh chấp tay cầu nguyện. Ngọn lửa càng bốc cao, tiếng niệm Phật đọc kinh càng lớn, khói đen phủ kín thân mình, Ngài vẫn an nhiên chấp tay thiền tọa. Độ 15 phút sau, lửa tàn và Ngài ngã xuống, trong lúc tay vẫn còn quyết ấn tam muội.

Nhục thân của Ngài được rước về quàn tại chùa Xá Lợi, đến ngày 20/06/1963, Ủy Ban Liên Phái bảo vệ Phật giáo, cùng Tăng NiPhật tử tổ chức lễ rước đưa về An Dưỡng Địa để cử hành lễ trà tỳ. Sau khi hỏa thiêu, các phần xương thịt đều cháy hết chỉ trái tim Ngài vẫn còn nguyên, đem thiêu lại lần thứ hai vẫn không cháy.

Bồ Tát mặc dù không còn nữa, nhưng trái tim bất diệt của Ngài vẫn còn và 31 ngôi chùa do Ngài thành lập, từ miền Trung tới miền Nam vẫn tồn tại, nói lên công hạnh hoằng pháp lợi sanh của bậc xuất trần thượng sĩ.

II – Chí nguyện xuất trần:  

Một thiếu niên mới lên 7 tuổi mà đã rời gia đình, xa khỏi vòng tay chăm sóc của mẹ hiền; Bồ Tát Quảng Đức được cha mẹ cho cậu ruột mình là thiền sư Hoằng Thâm nuôi dạy, và xuất gia với pháp danh là Thị Thủy, tự là Hạnh Pháp và hiệu là Quảng Đức

Sau khi bổn sư viên tịch (1921), Ngài phát nguyện nhập thất tu hạnh đầu đà ba năm. Đây là hạnh tu kham nhẫn hiếm người làm được, thế mà một thanh niên như Ngài đã cô thân lặn lội vào núi sâu tìm hang động tu hành để dứt hết mọi duyên với đời thường. Mục đích của việc mạo hiểm vô cùng khó khăn đó không ngoài tìm cầu giải thoát. Vì Ngài đã thấy rõ đời vô thườngqua sự vắng bóng của bổn sư, rồi đây một ngày kia sẽ tới lượt mình là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sau khi tịnh tu 3 năm, Ngài không dừng lại ở đó mà tiếp tục cuộc đời vân thủy trong 2 năm. Thời gian Ngài lưu lại chùa Thiên Ân ở Ninh Hòa, là vào khoảng năm 1927 cho đến năm 1934 vẫn giữ hạnh tu nhập thất như đã từng theo đuổi từ trước. Như ta được biết vào năm 1935, Ngài được thỉnh cử giữ chức Kiểm Tăng cho tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa. Trong thời gian tu tậphành đạo tại miền Trung từ 20 năm, Ngài đã kiến tạotrùng tu tất cả là 14 ngôi chùa. Cũng như từ khi dấu chân Ngài lưu lại miền Nam trong khoảng thời gian ít hơn (15 năm từ 1948 – 1963), Ngài đã thành lậptrùng tu cả thảy là 17 chùa lớn nhỏ vẫn còn tồn tại cho đến nay. Di tích cuối cùng của Ngài là chùa Quán Thế Âm tại Gia Định mà ngày nay đã trở thành trung tâm tu tập quan trọng của Tăng NiPhật tử trải qua nhiều thế hệ.

Ngài tu các hạnh như nhẫn nhục (tu hạnh đầu đà trong nhiều năm), hy hiến công sức, tài trí (kiến tạotrùng tu cả thảy 31 ngôi chùa), hòa hợp giữa tăng giàPhật tử (Kiểm tăng, Phó Trị Sự, Trưởng ban Nghi Lễ), và hy sinh thân mạng (tự thiêunăm 1963), để cùng Giáo Hội Phật giáo tranh đấu cho 5 nguyện vọng chính đáng của Phật giáo thành công trong công cuộc giải trừ pháp nạn vào ngày cách mạng tháng 11 năm 1963, như sử liệu ghi rõ. 

Cho nên chí nguyện của Bồ Tátchí kim cương mới đủ sức phấn đấu với nội ma, ngoại chướng đến từ nhiều phía. Một người đầy hùng tâm dũng chí qua cuộc đời hành đạo của Ngài cho ta rút tỉa được nhiều bài học.

Nhẫn nhục chịu đựng thà hy sinh để phát huy đạo pháp.

- Uyển chuyển khéo léo trong sự tu tập, cách hành xử để được lòng mọi người, Ngài vẫn kiên trinh thiết thạch như lửa thử vàng.

Phương tiện tùy cơ hành hoạt có lúc ở nơi quê nhà có khi ở nơi xa xôi cô tịch trên núi ngàn thanh vắng. Không cứ ở nơi chôn nhau cắt rốn mới làm Phật sự được mà tại khắp mọi nơi như Sàigòn, Gia Định, lục tỉnh, hoặc xa hơn nữa như Nam Vang…vẫn thiết lập được đạo tràng hoằng dương Phật Pháp.

Lòng từ bi trải rộng, không phân biệt đối xử giữa kẻ oán người thân như qua bức tâm thư nêu rõ ý hướng và nguyện vọng của Ngài bằng lời khẳng quyết: “ Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Trụ Trì chùa Quán Thế Âm, Phú Nhuận – Gia Định nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo…”. Ngài cầu Phật Tổ gia hộ cho ông Ngô Đình Diệm sáng suốt giải quyết 5 nguyện vọng chánh đáng của Phật giáo Việt Nam. Cuối cùng, trong tâm lượng Bồ Tát trước giờ châm lửa tự thiêu, Ngài ân cần nhắn nhủ:

“ Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở”. 

Chí nguyện Ngài được nuôi lớn bởi giòng dõi gia tộc, nhất là bên ngoại người cậu là em ruột mẹ Ngài, tức thiền sư Như Đạt - Giải Nghĩa - Hoằng Thâm, người dốc lòng phụng sự Tam Bảo, tiếp tăng độ chúng để phát huy Phật pháp. Hòa Thượng Hoằng Thâm (1856 – 1921) là đệ tử Hòa Thượng Chơn Quang (1862 – 1939), chính là sư tổ của Bồ Tát Quảng Đức. Hòa ThượngThiên Quang có viễn kiến xa nhìn về tương lai của Phật giáo nên đã tích cực hoằng pháp, bồi dưỡng nhân tài, tạo được kinh tế tự túc cho chùa có nguồn lợi tức, đào tạo các đệ tử xuất gia mà “về sau đủ khả năngđức độ để giáo dưỡng và tác thànhnên Bồ Tát Quảng Đức” (lời của giáo sư Lê Mạnh Thát). 

Ảnh hưởng gián tiếp của sư Tổ và trực tiếp từ bổn sư, Bồ Tát đã lập chí từ lúc đồng chơn nhập đạo, sớm được bổn sư giao phó công việc Tri Sự (năm 20 tuổi) trông coi chúng lý của chùa Long Sơn, tức là công việc quản lý kinh tế của chùa, từ việc ăn uống hằng ngày của tăng chúng, cho đến việc tu bổ sửa sang, xây chùa và ngay cả những ngày giỗ kỵ. Nhờ được giáo huấntrong môi trường thích hợp của sơn môn đã un đúc nên Bồ Tát Quảng Đức, một nhân vật lịch sử cho Phật giáo Việt Nam cận đại.

III – Bài học cho hậu thế:  

Vào thập niên 30 của tiền bán thế kỷ thứ hai mươi, thế giới đi hết từ ngạc nhiên này đến thán phục khác, cuối cùng đã không tiếc lời ca tụng nhân vật tài ba làm nên lịch sử: Thánh Cam Địa – Gandhi - chủ trương tranh đấu bất bạo động giành lại độc lập, quyền tự chủ cho Ấn Độ từ tay chính quyền thực dân Anh năm 1949. Ngài Mahatan Gandhi được thế giới biết đến như là một bậc vĩ nhân, dấn thân hy sinh tranh đấu kiên trì với chủ trương bất hợp tác, bất bạo động, sau cùng đạt đến thành công trong vinh quang, đã làm cho thế giới vô cùng thán phục sức đề kháng quyết liệt của toàn dân tộc Ấn Độvãn hồi được nền hòa bình, tự trị cho xứ sở.

Sự tranh đấu trường kỳ của Thánh Gandhi bất chấp ngục tù, tòa án và ngay cả cái chết để đổi lấy sự sống còn của dân tộc, sự vẹn toàn của lãnh thổ, quyết theo đuổi đường lối bất bạo động cho tới hơi thở cuối cùng; và rồi chính quyền Anh đã phải nhượng bộ cho quốc gia Ấn Độ tự trị, trước sự ngưỡng mộ của các dân tộc bị trị nói riêng và cho toàn thế giới nói chung. 

Tại Việt Nam vào thập niên 60 của hậu bán thế kỷ thứ hai mươi, lại một lần nữa thế giới bàng hoàng xúc động và tỏ lòng bái phục sự tự thiêu dũng cảm của Bồ Tát Thích Quảng Đức như là vị Thánh tăng Bồ Tát, bảo vệ Phật giáo khỏi bị đàn áp bức hại dưới chế độ độc tài gia đình trị Ngô triều. 

Cuộc tranh đấu chính nghĩa oai hùng của Phật giáo, làm cho dân chúng trong và ngoài nước có nhiều dư luận phê phán và ca ngợi:

1) …Cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963, hầu hết tất cả các nước trên thế giới, từ nước nhược tiểu cho đến các nước đại cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Nga,Tàu, Ấn Độ v.v…đều ủng hộ.

2) Tinh thần dũng cảm của Bồ Tát Quảng Đức, chư Thánh tử đạo, toàn thể Tăng Ni và đồng bào Phật tử hy sinh tranh đấu để “ bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc Việt Nam” đã viết lên một trang sử vẻ vang, oai hùng, vô tiền khoáng hậu.

3) Cuộc tranh đấu của Phật giáo năm1963 làm cho thế giới rúng động và kính nể chí khí anh dũng, quật cường, bất khuất của Dân tộc Việt Nam nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng”. (50 năm Chấn hưng Phật giáo VN – Hòa Thượng Thích Thiện Hoa). 

Bài học lịch sử này cứ mãi tái diễn ở bất cứ nơi đâu có bất công, độc tài…là có phát động phong trào tranh đấu đòi quyền tự docăn bản của dân tộc hay đạo giáo mà những nhân vật hy sinh biểu tượng cao cả một truyền thống hào hùng bất khuất của cả một quốc gia. Dĩ nhiên, trên thế giới không hiếm những gương hy sinh cá nhân cho quyền lợi của dân tộc và đạo giáo như của Thánh Gandhi và của Bồ Tát Quảng Đức trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. 

Những chế độ độc tài, phi dân tộc…không thể nào tồn tại lâu dài được, vì nó trái với lòng dân, đi ngược bản chất con ngườivốn yêu chuộng tự do, hòa bình và công lý, không những đối với dân tộc Việt Nam mà hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều có điểm chung này. 

Tự do tín ngưỡngtôn giáo – là một bộ phận của toàn dân tộc, nhà cầm quyền độc tài toàn trị cố tình đàn áp, bức chế một tôn giáo nào mà họ thấy có dấu hiệu cản trở ngăn chặn tánh cách bất lương của chế độ. Tôn giáo bị lâm nạn đó vì nhiều yếu tốchưa thể đứng lên vận động đủ sức mạnh toàn dân khai tử chế độ ở giai đoạn này, nhưng ở một thời điểm thuận lợi khác họ sẽ kết hợp thành một sức mạnh tẩy sạch tàn tích của bất công gian ác như lịch sử VN năm 1963, của Ấn Độ năm 1949, của Pháp năm 1789, của Nhật Bản năm 1868, và của nhiều quốc gia trên thế giới như lịch sử đã chứng minh.

Chúng ta nên lấy đó làm bài học soi sáng cho việc cầm vận mệnh đất nước, thu phục nhân tâm, công bằng xã hội, bình đẳngtôn giáo để đem lại phú cường hạnh phúc, hòa hài cho mọi tôn giáo trong xứ sở nói riêng, cũng như biết tôn trọng bốn quyền căn bản của người dân như tự do cư trú, ngôn luận, lập các Hiệp Hộitôn giáo nói chung, là chế độ đó được toàn dân ủng hộ, hợp lựchy sinh lúc cần để bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước. 

IV Các văn kiện quan trọng:

Theo như nhà nghiên cứu Phật học Trí Siêu – Lê Mạnh Thát cho biết, ông đã thực hiện cuộc điều tra điền giả năm 2005 và thu thập được một số tư liệu liên hệ đến hoạt động Phật giáo của Bồ Tát Quảng Đức trong nửa đầu thế kỷ 20 tại quận Vạn Ninh, cùng tổ đình Long Sơn, nơi Bồ Tát Quảng Đức xuất gia; tổ đình Linh Sơn, nơi Bồ Tát làm Trụ Trì từ năm 1940 – 1945. Tất cả gồm có 35 văn kiện như sau:

1) 14 văn kiện về Bồ Tát Quảng Đức liên quan việc xin phép chính quyền địa phương khánh thành chùa Thiên Ân do Ngài lập tại Vạn Ninh, xin sắc tứ chùa Thiên Ân. Văn kiện thứ 3 phát động quyên tiền để trùng tu tổ đình Linh Sơn, do Hòa ThượngQuảng Đức thực hiện, đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của Tăng NiPhật tử trong danh sách đọc thấy lên đến 125 người, với số tiền kẻ ít người nhiều đã được một số ngân khoản khả dĩ tiến hành việc trùng tu chùa. Văn kiện số 4 liệt kê các đồ pháp bảo và tự khí, vật hạng của tổ đình Linh Sơn, khi Hòa Thượng về Trú Trì vào năm 1940. Văn kiện số 5 là đơn của Hòa Thượngxin chính quyền huyện Vạn Ninh cho phép đem ruộng chùa của tổ đình Linh Sơn cho mướn để lấy tiền trùng tu chùa. Văn kiệnsố 6 tái kêu gọi đóng góp tiền trùng tu tổ đình Linh Sơn đợt hai, đã có 100 vị hảo tâm hỷ cúng trong danh sách. Văn kiện số 7, Phật tử địa phương xin phép quan huyện Vạn Ninh dựng lại chùa Bảo Sơn dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Quảng Đức (1941). Văn kiện số 8, Hòa Thượng mời chư sơn thiền đức và Phật tử tham dự lễ đón bằng sắc tứ của chùa Linh Sơn (1942). Các văn kiện số 9 và 10 Ngài kêu gọi đóng góp tiền để trùng tu chánh điện tổ đình Linh Sơn; văn kiện số 11 liên hệ đất đai của chùa Linh Sơn được mở rộng thêm. Văn kiện số 12 xin chính quyền VNCH duyệt xét tái cấp bằng khoán đất của chùa Thiên Ân đã bị mất năm 1948. Hội đồng duyệt xét ký ngày 1 tháng 10 năm 1960 về 3 sở đất chùa Thiên Ân để trình lên quận trưởng quận Ninh Hòa quyết định. Văn kiện số 13 và 14, quận trưởng quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa chấp thuận cấp bằng khoán đất cho ông tự trưởng, chùa Thiên Ânphán quyết của tòa án Khánh Hòa về quyền sở hữu của chùa.

2) Mười văn kiện về tổ Hoằng Thâm:

10 văn kiện liên hệ đến quê quán, thân thế và hoạt động Phật sự của bổn sư Bồ Tát Quảng Đức, là thiền sư Như Đạt - Giải Nghĩa - Hoằng Thâm. Được biết thiền sư phát nguyện xuất gia dù có muộn, lớn hơn vị bổn sưthiền sư Chơn Hương - Huyền Túc – Thiên Quang 6 tuổi, và viên tịch trước thầy mình 18 năm vào năm Tân Dậu 1921; còn Ngài Thiên Quang viên tịchnăm 1939. 

Sau khi xuất gia, tu tậpthọ giới với bổn sư tại chùa Linh Sơn, Hòa Thượng Hoằng Thâm đã đến làng Phú Cang ở tại chùa Long Hòa một thời gian, trước khi khai sơn chùa Thánh Kinh năm 1898 tại xã Phú Cang, Vạn Ninh.Tiến xa hơn Ngài mua đất lập tự điền để duy trì ngôi Tam Bảo được lâu dài. Đến năm 1902 khi Ngài được mời làm Trú trì chùa cổ Long Sơn thì vì để thống nhất đất ruộng tài sản, pháp khí của hai chùa cho việc quản lý được dễ dàng, thiền sư đã cho sáp nhập toàn bộ đất đai, tài sản, pháp khí của chùa Thánh Kinh vào chùa Long Sơn; đồng thời xóa tên chùa Thánh Kinh do chính mình lập. Trong số các văn kiện ấy, đáng chú ý nhất là văn kiện ngày 12/12/1908, thiền sư cúng đất cho 3 chùa Long Sơn, tổ đình Linh Sơn và chùa Long Hòa (nơi Ngài Trụ Trì). Văn bản có đoạn viết:… Đạt (Pháp danh Như Đạt) không tiếc những gì mình có, chỉ muốn dùng đem để trả ơn. Đạt xin đem những pháp khí, tự sản cùng tự điền của Đạt (16 mẫu) đưa vào chùa cổ tích Long Sơn để tiện về một mối. Còn ba mẫu thì xin dâng cúng cho chùa Linh Sơn của bổn sư để biểu nghĩa thầy trò, ba mẫu còn lại thì đem dâng cúng cho chùa Long Hòa nơi mình tu để đáp lại ơn đất nước”. (Lê Mạnh Thát sưu khảo và dịch chữ Hán). Đặc biệt văn kiện viết ngày 12/09/1921, trước khi viên tịch 10 ngày, thiền sư đã

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin