Nghi Thức Tụng Kinh / How to Practice Chanting
Nghi Thức Tụng Kinh
LGT: Mark Unno là vị tăng sĩ trong truyền thống Phật Giáo Tịnh Độ và cũng là Phó Giáo Sư dạy về Phật Giáo tại Đại Học University of Oregon, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của cuốn sách “Shingon Refractions: Myoe and the Mantra of Light” [Những Tia Sáng Chân Ngôn Tông: Minh Huệ và Thần Chú Của Ánh Sáng], và ông cũng là chủ bút của Tạp Chí Buddhism and Psychotherapy Across Cultures [Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu Xuyên Qua Các Nền Văn Hóa].
Bao lâu mà Phật Giáo có mặt, thì việc tụng kinh là một trong những hành trì cốt lõi. Nguyên khởi, cả việc đọc thuộc lòng và tụng niệm được dùng như các phương cách để giúp ghi nhớ giáo pháp, cũng như để tỏ bày thệ nguyện. Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
Trong vài trường phái, như Thiền và Nguyên Thủy, tĩnh lặng, ngồi thiền được xem là sự hành trì chính yếu nhất, với việc tụng kinh được xem như là sự chuẩn bị cho việc hành thiền. Trong các trường phái khác, như Tịnh Độ, việc tụng kinh là sự hành trì chính. Trong nhiều trường phái của Phật Giáo Đại Thừa, việc tụng kinh được xem như đến từ mức độ sâu nhất của thực tại, thực tính của ngã, là tánh không, nhất thể, hay nguồn cội vô tướng của Phật thân, pháp thân. Việc tụng kinh do vậy không đến từ những chúng sinh si mê như chúng ta với tâm thức nhị nguyên của ý thức về bản ngã, nhưng đến từ chư Phật và chư bồ tát trong vũ trụ như Đại Tỳ Lô Giá Na hay Quán Tự Tại, là những biểu hiện vi diệu của nhất thể vũ trụ và Phật tánh.
Việc tụng kinh không phải là năng động hay thụ động – nó là cảm ứng. Chúng ta tụng như thế chúng ta có thể nhận được năng lực vũ trụ tự nhiên của vô ngã, tánh không, và nhất thể. Như thế là người thọ nhận, hành giả tụng kinh là người nhận năng lực tỉnh thức -- họ là con thuyền tiếp nhận trí tuệ và từ bi của Đức Phật. Khái niệm này có mặt trong nhiều bài kinh, như những bài kinh mà chúng ta tự mình ủy thác cho năng lực của chư Phật mười phương, như Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là, “Con xin quy y Đức Phật Thích Ca, con xin quy y Kinh Pháp Hoa, con quy y đức Phật A Di Đà.”
Việc tụng kinh bao hàm vấn đề lớn của nỗ lực tỉnh thức đối với ngưởi mới bắt đầu là người cố gắng thuộc lòng kinh, học tụng giọng và nhịp điệu đúng, và -- nếu tụng kinh trong một nhóm – thì phải hòa điệu với những người khác. Nhưng khi chúng ta đã đi sâu vào hành trì, thì ngày càng có ít cố gắng tỉnh thức hơn và ý nghĩa lớn hơn của việc hãy hòa nhập trong dòng tụng kinh. Điều này thường được đi cùng bởi sự thay đổi trong trung tâm thể chất của việc tụng kinh, khi chúng ta cảm nhận nó thay đổi từ cổ họng tới trái tim tới sâu vào bụng và, cuối cùng, vào Phật tánh, dòng chảy sâu của nhất thể của thực tại.
Dù việc tụng kinh của Phật Giáo có thể có nhịp điệu, nói chung, nó đơn điệu hơn, khi những hành trì chiêm nghiệm của Phật Giáo dựa vào sự bình thản và thư thả. Điều này thường trái ngược với các truyền thống tôn giáo khác -- chẳng hạn, trong Thiên Chúa Giáo, nhiều ca hát hơn tụng niệm, và ngay cả các bài thánh ca do Giáo Hoàng Gregory khai sáng thì nhiều nhịp điệu hơn nhiều so với việc tụng kinh của Phật Giáo. Những nhịp điệu và những bài ca của Thiên Chúa Giáo là phương tiện để chuyên chở cảm giác về sự siêu việt vào thiên đường hay sự thăng hoa tâm linh trong việc hiến dâng cho đấng thiêng liêng. Ngược lại, việc tụng kinh của Phật Giáo chuyên chở sự tỉnh thức sâu xa về niết bàn hay nhất thể vũ trụ. Nhưng ngay dù trong Phật Giáo việc nhấn mạnh là về sự bình thản, thư thả, và dòng tĩnh lặng, cũng có sự hỷ lạc sâu xa khởi lên từ việc cảm nhận sự giải thoát khỏi trói buộc của cố chấp và đau khổ và của lòng đại từ bi thi thiết trong mối tương quan tương duyên với tất cả chúng sinh.
Nếu qúy vị tụng kinh cùng với tập thể đại chúng, ngay lúc đó quý vị sẽ thấy rằng tiếng tụng kinh của mình dễ dàng hòa nhập với tiếng tụng kinh của những người khác. Tuy nhiên, trong sự hòa nhập với những người khác, chúng ta không xóa đi tính riêng biệt của minh. Đúng hơn, tính riêng biệt của chúng ta tăng thêm âm thanh của tụng kinh của tập thể và, đồng thanh tụng niệm thì to lớn hơn tổng hợp các thành phần. Mỗi tiếng tụng kinh của chúng ta chuyên chở dấu ấn của tính cá biệt và những kinh nghiệm của chúng ta. Vô ngã hay tính không không thể tách rời khỏi những biểu hiện đa dạng của sắc.
Bởi vì sự hiện hữu của chúng ta là vô thường, và mỗi khoảnh khắc là quý báu, chúng ta nên hiến dâng trọn vẹn sự hiện hữu của chúng ta cho mỗi cơ hội để tụng kinh và cho mỗi và mọi âm vận. Khi chúng ta hóa thân hoàn toàn và chánh niệm trong việc tụng kinh, thì nhiều tâm thức trở thành nhất tâm, và nhất tâm giải thoát vào vô tâm, tính không, và dòng vĩ đại của nhất thể của thực tại. Cuối cùng, dù chúng ta vào trong nhóm hay đơn độc một mình bằng thể xác, mỗi khi chúng ta tụng kinh, thì tất cả chúng sinh -- mọi nơi, quá khứ, hiện tại, và tương lai – hòa nhịp, hòa tan, và trở thành một với chúng ta trong cuộc hành trình vĩ đại của từ bi vô biên giới.
Sửa Soạn Chỗ Tụng Kinh
Chọn một bài kinh như Bát Nhã Tâm Kinh, có thể bằng ngôn ngữ Châu Á hay bản dịch tiếng Anh. Qúy vị có thể tìm một bản ghi âm trên mạng để xem nó nghe như thế nào trong bất kỳ truyền thống cụ thể nào. Hãy tìm hay tạo ra một không gian tĩnh lặng với một bàn thờ có tượng, bức hình, hay cuộn giấy hình. Đốt hương, và nếu có sẵn, thì đặt một cái chuông tụng kinh kế bên chiếc đệm hay tọa cụ ngồi thiền, để đối diện với bàn thờ.
Chuẩn Bị Thân-Tâm
Chủ yếu, chuẩn bị thân-tâm với một lát ngồi thiền im lặng. Vái xuống để kết thúc việc ngồi thiền, và cầm cuốn kinh bằng hai tay. Nó có thể giúp ích để có bài kinh trên chiếc kệ cứng nếu quý vị không có cuốn kinh. Nâng bài kinh lên cao khỏi đầu của quý vị và vái xuống nhẹ nhàng. Bắt đầu tụng kinh bằng cách đánh chuông, thư giãn theo tiếng chuông.
Hãy Mở Kinh Ra
Năng lực của việc tụng kinh khởi sinh từ sâu thẳm bên trong, khi quý vị buông bỏ ham muốn kiểm soát thực tại của tâm thức nhị nguyên. Vì vậy, hãy để cho bài kinh mở ra. Tập trung nhiều hơn vào âm thanh liên tục của việc tụng kinh hơn là ý nghĩa của từ ngữ. Luôn luôn, khi quý vị đi sâu vào việc tụng kinh và thâm nhập vào dòng nhất thể vượt qua chữ nghĩa, thì ý nghĩa sẽ trở thành rõ ràng một cách tự nhiên. Để kết thúc, nâng chiếc kệ để bài kinh, cuốn kinh, hay tờ giấy lên cao khỏi đầu quý vị và vái xuống nhẹ nhàng. Đánh chuông và vái lần nữa.
Độc giả có thể đọc bản tiếng Anh của tác gia Mark Unno tại địa chỉ trang mạng của Lion’s Road sau đây: https://www.lionsroar.com/how-to-practice-chanting/
How to Practice Chanting
As long as Buddhism has existed, chanting has been one of its core practices. Originally, both recitation and chanting were used as ways to help memorize teachings, as well as expressions of commitment. Many schools of Buddhism today still chant in Pali, the language of the historical Buddha.
In some schools, such as Zen and Theravada, silent, seated meditation is regarded as the most central practice, with chanting seen as preparation for meditation. In other schools, such as Pure Land, chanting is the central practice. In many schools of Mahayana Buddhism, chanting is viewed as coming from the deepest level of reality, the true nature of the self, which is emptiness, oneness, or the formless source of the buddha body, the dharmakaya. Chanting therefore doesn’t come from us deluded sentient beings with dualistic intentions of ego-consciousness, but instead from cosmic buddhas and bodhisattvas such as Mahavairocana or Avalokitesvara, who are subtle manifestations of cosmic oneness and buddhanature.
When we’re fully embodied and mindful in chanting, then many minds become as one mind, and one mind releases into no mind, emptiness, and the great flow of the oneness of reality.
Chanting is neither active nor passive—it’s receptive. We chant so we can receive the spontaneous cosmic power of no-self, emptiness, and oneness. So rather than being the instigator, the chanting practitioner is the recipient of the power of awakening—they are the receptive vessel of the Buddha’s wisdom and compassion. This notion is present in many chants, such as those about entrusting ourselves to the power of cosmic buddhas, like Namo Sakyamuni Buddha, Namu Myoho Renge Kyo, Namu Amida Butsu, which means, “I take refuge in the Buddha Shakyamuni, I take refuge in the Lotus Sutra, I entrust myself to Amida Buddha.”
Chanting involves a great deal of conscious effort for the beginner who’s trying to memorize a chant, learn the right tone and tempo, and—if chanting in a group—blend with the others. But as we deepen in our practice, there’s gradually less conscious effort and a greater sense of letting go into the flow of chanting. This is often accompanied by a shift in the physical center of chanting, as we feel it move from the throat to the heart to deep in the abdomen and, ultimately, into buddhanature, the deep flow of the oneness of reality.
Although Buddhist chanting can have a melody, overall, it’s more monotonic, as Buddhist contemplative practices are based in equanimity and repose. This is often in contrast with other religious traditions—in Christianity, for example, there’s more singing than chanting, and even Gregorian chants are more melodic than much of Buddhist chanting. Christian melodies and chants are meant to convey the feeling of transcendence into heaven or the spirit rising in devotion to the divine. In contrast, Buddhist chanting conveys a deepening awareness of nirvana or cosmic oneness. But even though in Buddhism the emphasis is on equanimity, repose, and the contemplative flow of chanting, there’s also deep joy that arises from the feeling of release from the bonds of attachment and suffering and of the great compassion realized in interdependence with all beings.
If you chant as part of a sangha, in time you’ll find that your voice more easily blends with the voices of others. Yet, in blending with others, we do not erase our individuality. Rather, our individuality enriches the sound of group chanting and, indeed, the chorus is greater than the sum of its parts. Each of our voices carries the imprint of our personality and experiences. No-self or emptiness is inseparable from the multifarious manifestations of form.
Because our existence is impermanent, and each moment is precious, we should devote our entire being to each opportunity to chant and to each and every syllable. When we’re fully embodied and mindful in chanting, then many minds become as one mind, and one mind releases into no mind, emptiness, and the great flow of the oneness of reality. Ultimately, whether we’re physically in a group or alone, each time we chant, all beings—everywhere, past, present, and future—blend, dissolve, and become as one with us in the great journey of boundless compassion.
Prepare the Space
Select a chant such as the Heart Sutra, either in an Asian scriptural language or in English translation. You might find an online recording to see what it sounds like in any given tradition. Find or create a contemplative space with an altar containing a statue, image, or scroll. Light incense (optional), and if available, place a chanting bell next to your meditation cushion or seat, arranged to face the altar.
Prepare Body-Mind
Briefly prepare body-mind with a moment of seated, silent meditation. Bow to conclude the meditation, and pick up the chant with both hands. It can help to have the chant on a stiff card if you don’t have a book. Lift the chant above your head and bow lightly. Begin chanting by ringing the bell, relaxing into it.
Let the Chant Unfold
The power of chanting arises from deep within, as you let go of the dualistic mind’s desire to control reality. So, allow the chant to unfold. Focus more on the continuous sound of the chant rather than on the meaning of the words. Over time, as you deepen your chanting and enter into the flow of oneness beyond words, the meaning will become apparent naturally. To finish, lift the chant card, book, or paper above your head and bow lightly. Ring the bell and bow again.