menu

Văn Nghệ GĐPT VN cho Tuổi Trẻ Hôm Nay

View: 1301 -     Nguyên Định - Bửu Ấn       3/03/2019 09:03:42 pm
Văn Nghệ GĐPT VN cho Tuổi Trẻ Hôm Nay
Văn Nghệ GĐPT VN cho Tuổi Trẻ Hôm Nay

NGUYÊN ÐỊNH BỬU ẤN: Phật-Giáo-Tính trong Văn-Hóa Việt-Nam ngày nay đã là sự dung-hợp, dung hóa nhuần nhuyển trên hai ngàn năm qua - điều nầy đã được nhiều học-giả trong và ngoài nước nghiên-cứu, xác nhận... có lẽ chúng ta chẳng nghi ngờ gì mà phải bàn sâu vào việc nầy, vì chúng ta đã nhìn thấy trên thực tế: Tinh-thần Phật-Giáo biểu-hiện bao trùm khắp các lĩnh vực Luân-lý, Phong-tục, Tập-quán, Ngôn-ngữ... của dân tộc Việt. Nó vừa toả rộng lại vừa đi sâu, nó tiềm ẩn trong mọi tầng lớp dân chúng - kể cả các tín đồ đã theo một tôn giáo nào khác... nếu có ai không tin, chúng tôi chỉ xin ở người đó "một phút yên-ắng"- (cho tâm bình tĩnh) - lắng nghe những câu nói của Ông Bà, Cha Mẹ... những thành viên ngay trong gia đình mình, lắng nghe bên nhà hàng xóm, ngoài chợ búa... v..v... chúng ta sẽ nhận ra: trong những câu nói hết sức bình thường đều ít nhiều đã có mang "dấu-ấn" tinh thần Phật-Giáo (Pháp-Ấn): Vô-Thường, Vô ngã, Thọ nhiều-khổ nhiều (tham-sân-si)... lý Nhân-Quả, Duyên-Sinh... các danh từ Hỷ-xả, Từ-bi, Thanh-tịnh, Giải-thoát, Cực-lạc, Niết-bàn, Luân-hồi (kiếp trước kiếp sau) Phước, Nghiệp... rồi trong quan hệ xã hội - hình như người Việt luôn luôn thích "Bà-con", chỉ muốn "nhận đại" người dưng làm thân thích, nên với ai, dù mới gặp ngoài đường lần đầu cũng cứ... "nhào dô" mà xưng hô: Chú, Bác, Cô, Dì, Anh, Chị , Em... "lung tung"... Còn ở đâu có tính... "hoà-bình" thân thiện hơn cái-xứ Việt-Nam nầy? (Phải chăng, là do lời Phật dạy: Chúng-sanh trong nhiều đời nhiều kiếp đã từng là Ông, Ba, Cha, Mẹ, Anh-Chị -em... họ hàng thân thích của nhau) - Và cũng nên nhớ: theo sử học: Phật-Giáo có mặt ở Việt-Nam đã hai ngàn năm rồi (gần hơn thì xem tài liệu về các vị Sư Mâu-Bác, Khương-Tăng-Hội v.v... ) chứ Phật-Giáo-Việt-Nam không phải hòan toàn bị ảnh hưởng ở Phật-Giáo, hay rập khuôn Tam-Giáo-Đồng-Nguyên củaTrung-Hoa - Trong Văn-nghệ nhân gian hình ảnh "BỤT" bao dung, che chở mà gần gũi thân thương - trước khi ta làm quen với danh từ "Phật" từ Trung-Hoa đưa sang...

... Cái linh hồn chung để trở nên cá-tính của một Dân-tộc hẳn nhiên còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: nguồn gốc giống nòi, hoàn cảnh địa lý khí hậu, lịch sử đấu tranh từng cá nhân, rồi dựa vào nhau tìm nơi nương tựa, mà thắt chặt dần sự đoàn kết để bảo vệ nhau, bảo vệ sự tồn tại của một cộng đồng... rồi tự mình làm chủ một hoàn cảnh, rồi cùng nhau tạo nên một lịch sử riêng... phải nổ lực tiến bộ không ngừng mới khỏi bị tiêu diệt, khỏi bị đồng hóa... và trong tình tự Dân-tộc thì Ngôn-Ngữ đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó bắt, nối trực tiếp cho chúng ta một cây cầu gần gũi nhất để chúng ta trở về với truyền thống, để còn liên-hệ, biết tôn kính, yêu thương lịch-sử, là "Nhịp cầu qua-lại" với tiền-nhân... để còn... "khóc-cười theo mệnh nước" (Chúng tôi nghĩ: nếu sau nầy, với ai đó chỉ... nghiên cứu về văn-hóa, lịch-sử của dân tộc mình qua Bản-dịch thì thật là khó có được sự cảm thông... đến nơi-đến chốn!), do đó khi nói về Truyền-thống Dân-tộc - ở các lãnh vực Giáo-dục, Tôn-giáo, Văn-chương, Nghệ-thuật... cả Chính trị nữa đều phải chú ý đến cái trọng tâm nầy (như hiện nay, tại các ChùaVN và các đơn vị GĐPT VN tại hải ngoại, đều có lớp học Việt-Ngữ)... Khi gộp chung nhữõng cái đó lại một cách hài hòa, có một cái gì đó bao trùm, bàng bạc như một Linh-Hồn cho một thân thể thì đó là Văn-Hóa-Tính của một dân tộc... Đến đây, chúng tôi xin nói sớm một chút về dân-tộc-tính trong Âm nhạc: Âm nhạc và hát ca, ngoài chữ nghĩa, thơ văn, còn phải giữ gìn "cái giọng-nói" mang linh hồn dân-tộc. Vì vậy, sau nầy chúng tôi có đặt vấn đề: đưa ngay "Thang-Âm", "Điệu-Thức" Ngũ-cung VN vào sâu trong hồn trẻ, từ những bài học nhạc đầu tiên - mặc dầu vẫn học dưới hình thức "Âm-nhạc phổ thông quốc tế". Còn vấn đề "Âm-Nhạc-Phật-Giáo" sử dụng cho ai? nên hay không nên? thì lâu nay đã có nhiều sự giải đáp và nhất trí, nên bây giờ có lẽ không còn phải bàn cải nữa!

... Chúng tôi không dám nói nhiều về những điều mà ai cũng biết, chúng tôi chỉ muốn nhân đó để nói về truyền thống Văn-Hoá Việt-Nam và Văn-Hoá Phật-Giáo ở VN có sự quyện chặt - mặc cho mọi ý đồ muốn loại bỏ nó (cố nhiên bất cứ nền văn-minh, văn-hóa nào cũng phải có nhiều sự giao lưu, tiếp thu các nền văn hoá khác) Nhưng trong phạm vi Truyền thống văn-nghệ rồi thu hẹp hơn nữa là: Văn nghệ-SINH-HOẠT cho tuổi trẻ GÐPT (cụ thể là Ca-hát) thì chưa cần phải đi sâu vào những chi tiết đặc trưng của từng thành tố... cái đó để dành về sau cho những tác phẩm lớn - trong đó có Âm-nhạc-Phật-Giáo-Việt-Nam... Còn hiện tại, Ca-Nhạc Sinh-Hoạt (không chỉ riêng cho những bài "hoạt-động Thanh-niên") của GĐPTVN. Mà còn có Lễ-nhạc, Kinh-nhạc... Nếu không làm được gì nhiều thì cũng đừng phá hoại tôn-chỉ trên.

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin