menu

Kết giao với người hiền trí

View: 1045 -     Bhikkhu Bodhi       1/07/2019 07:07:26 pm
Kết giao với người hiền trí
Kết giao với người hiền trí

(Association with the Wise)
by Bhikkhu Bodhi © 1998
Việt dịch: Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ

Kinh Maha-mangala, hay Kinh Đại Phước Đức, là một trong những kinh Phật phổ thông nhất, được dùng trong những nghi thức mỗi khi thành kính tụng niệm bằng tiếng Pali. Bài kinh ấy mở đầu bằng sự xuất hiện của một thiên thần đẹp lộng lẫy giáng thế xuống trần gian giữa đêm thanh vắng, đến vườn Jeta tìm gặp và hỏi Đức Phật về việc làm thế nào để đạt đượcnhững phước đức cao quý nhất. Ngay trong đoạn kinh đầu tiên Đức Phật đã trả lời là phước đức cao quý nhất đến từ việc xa lánh kẻ u muội và kết giao với người hiền trí (asevana ca balanam, panditanan ca sevana). Phần còn lại của bài kinh nói về mọi khía cạnh của sự hạnh phúc trên đời, cả thế tục lẫn tâm linh, nhưng lời mở đầu đã được dành cho sự kết giao với người hiền trí; việc ấy cho thấy chủ ý muốn nhấn mạnh một điểm chính yếu: rằng sự tinh tiến trên đường học Đạo tùy thuộc vào việc biết chọn bạn mà giao tiếp. 

Trái với một số lý thuyết trong tâm lý học, tâm thức con người vốn không phải là một gian phòng kín mít trong đó vây chặt một cá tính bất di bất dịch, được nặn hình, tạo dáng bởi các yếu tố sinh học và những trải nghiệm thuở ấu thời. Mà thực ra cho đến cuối cuộc đờitâm thức ấy vẫn ở trạng thái có thể uốn nắnđược, vẫn liên tục thay hình đổi dạng tương ứng theo những giao tế với xã hội. Không hề có chuyện mỗi người kết chặt với một nhân cách cố định, bất biến, mà trái lại, những tiếp xúc thường lệ và đều đặn với xã hội vẫn không ngừng đưa đẩy, lôi kéo chúng ta vào một tiến trình thẩm thấu tâm lý liên tục, tạo ra những cơ hội quý giá cho sự phát triển, thăng hoa, tiến hoá. Tương tự như những tế bào trong người vẫn giao lưu với các tế bào liên hệ qua các phản ứng hoá học, tâm thức chúng ta cũng phát ra và đón nhận đều đặn hàng loạt những tràng tín hiệu, những gợi ý có khả năng làm nẩy sinh ra những đổi thay trọng đại cả những khi không ai biết chúng đang xảy ra.  

Đặc biệt hệ trọng cho sự phát triển tâm linh là việc chọn lựa bạn bè và kẻ đồng hành, những người mà tác động của họ có thể là quyết định chính yếu đến vận mạng chúng ta. Chính vì nhận thấy tâm chúng ta dễ chịu ảnh hưởng của kẻ đồng hành mà Đức Phật đã liên tục nhấn mạnh đến giá trị của tình bạn tốt (kalyanamittata) trong đời sống tâm linhĐức Phật đã thường nói là Ngài thấy không có điều gì gây ra những cá tính xấu ở một người bằng việc có bạn xấu, không có điều gì giúp ích cho việc tạo ra cá tính cao đẹp bằng việc có bạn tốt (Tăng Chi 1.71-81). Đức Phật cũng đã từng lập lại là Ngài thấy không có yếu tố bên ngoài nào tai hại bằng việc có bạn xấu, và không có yếu tố bên ngoài nào bổ ích bằng việc có bạn tốt (Tăng Chi 1.71-81). Chính qua ảnh hưởng của một người bạn tốt mà kẻ tu hành được dẫn dắt trên con đường Bát Chánh Đạo hòng vượt thoát ra khỏi mọi khổ đau, sầu hận (Tương Ưng 45:2).

Trong đạo Phật tình bạn cao đẹp không đơn thuần có nghĩa là giao du với những người mình đồng thuận, đồng sở thích. Mà là tìm đến những người hiền trí để tìm sự hướng dẫn và dạy bảo. Trách vụ của người bạn cao thượng không chỉ là mang lại cho ta sự an ủi khi dấn bước trên đường đời. Người bạn thật sự sáng suốt và nhân từ là người mà bằng vào sự cảm thông và thương yêu trong lòng, sẵn sàng chỉ trích và khiển trách, vạch ra những sai khuấy, lại sẵn sàng cổ võ và khuyến khích trong tinh thần cứu cánh của tình bạn là sự tăng tiến trong Giáo Pháp. Trong kinh Pháp Cú có một câu nói đầy ý nghĩa của Đức Phật về thái độ nên có đối với một người bạn chân thật như thế: “Nếu có ai chỉ ra cho ta những lỗi lầm và quở trách ta, thì ta nên đi theo người hướng đạo khôn ngoan và minh mẫn ấy như là đi theo kẻ dẫn đường đến kho tàng châu báu.”(Pháp Cú.76).

Kết giao với người hiền trí trở nên là điều cốt yếu cho việc phát triển tâm linh bởi lẽ tấm gương sáng và lời khuyên bảo của vị Thầy đức độ nhiều khi chính là yếu tố quyết định để đánh thức và vun trồng cho việc khai mở tiềm năng tâm linh còn lẩn khuất. Phần tâm thức chưa được khai phá của con người vốn chứa đựng biết bao những khả thể chưa được biết đến, từ những điều thấp hèn như sự ích kỷ, lòng tự cao, tính hung hãn, đến những điều cao đẹp như sự hiểu biếtlòng hy sinh, tính nhân từ. Là người quy y Pháp, trách vụ trước mặt chúng ta là phải kiểm soát những điều xấu xa và nuôi dưỡng những điều tốt lành, những điều dẫn đến tỉnh thứcgiải thoát,  trong sạch. Nên nhớ là mọi xu hướng trong ta không tự nó trưởng thành hay suy thoái. Chúng luôn chịu tác động không ngừng của môi trường bên ngoài, mà một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất chính là những người mà chúng ta gần gũi, những người chúng ta quý trọng là thầy, là cố vấn, là bạn. Những vị ấy vẫn thầm nói với những tiềm năng còn ẩn nấp trong ta, những tiềm năng mà tùy theo ảnh hưởng của họ sẽ làm chúng đâm chồi hay tàn úa.

Vì thế, trên hành trình tu tập Giáo Pháp, điều trở thành thiết yếu là người mà chúng ta chọn để làm thày hướng dẫn, làm kẻ đồng hành, những người ấy phải ít nhất có phần nào những đức tính cao thượng mà chúng ta tìm kiếm để thu thập cho mình trong việc tu hành Giáo Pháp. Càng hệ trọng hơn là ở giai đoạn đầu của sự phát triển tâm linh, khi mà những khát vọng về đức hạnh hãy còn non nớt nhạy cảm, và dễ bị tổn thương trước những hoang mang nội tâm hay sự làm ngã lòng đến từ những người không cùng chí hướng. Những giai đoạn đầu ấy, tâm hồn chúng ta tựa như con cắc kè thay mầu đổi sắc tùy theo bối cảnh chung quanh. Chẳng khác gì con cắc kè tài tình đang xanh ngắt trên thảm cỏ bỗng hóa thành nâu sậm trên nền đất, chúng ta cũng trở nên u muội khi ở bên kẻ u muội, và hiền đức khi ở gần người hiền đức. Thay đổi nội tâm không xảy ra đột ngột, mà dần dà chút một, ít ỏi đến độ có thể mình không hay biết, mà kết cục lại là một tiến trình biến thái làm thay đổi cá tính đến độ đáng kinh ngạc.

Nếu đã giao du mật thiết với những người lệ thuộc vào dục lạc, quyền hành, giầu sang, danh vọng, thì đừng ảo tưởng đến chuyện không bị vướng vào những ham muốn ấy; sớm muộn gì thì tâm ta cũng sẽ dần dà sa ngã vào những thói như thế.

Nếu hay kết thân với những người tuy không hoang đàng đồi trụy, nhưng chỉ biết sống thoải mái với những thói đời tầm thường, thì rốt cuộc ta cũng sẽ mắc kẹt vào những vết xe trần tục. Nhưng nếu ước vọng đến những gì cao quý nhất – những tột đỉnh của trí tuệ siêu việt và giải thoát– thì phải tìm cách liên kết với những ai là biểu tượng của những gì cao đẹp nhất. Và ví dù chúng ta không có may mắn tìm gặp được người đắc cao đạo hạnh, nhưng nếu trên đường đời được chung lối với vài bạn đạo có cùng chí hướng, cùng dốc lòng nuôi dưỡng trong tim những phẩm chất cao thượng của Giáo Pháp, thì hẳn đó đã là ân sủng trên đời vậy. 

Trước câu hỏi làm thế nào để nhận ra bạn tốt, phân biệt được người dẫn đường tốt với người dẫn đường xấu, Đức Phật đã cho chúng ta câu trả lời rất rõ ràng. Trong bài kinh ngắn Đoản Kinh Đêm Trăng Rằm (TB 110) Ngài đã giải thích tường tận sự khác biệt giữa việc kết bạn của người xấu với việc kết bạn của người tốt. Người xấu thì kẻ họ chọn làm bạn, làm người đồng hành là những kẻ không có đức tin, không biết hổ thẹn hay kinh sợ tội lỗi, không am hiểu giáo huấn, lười biếng và không tỉnh thức, không có trí tuệ. Vì người xấu chọn những người bạn như thế làm kẻ hướng dẫn nên sẽ dẫn đến hậu quả là toan tính và thực hành những việc có hại cho bản thân, có hại cho người khác, có hại cho cả mình lẫn người khác, và sẽ gặp phải bao muộn phiền, khổ ải. 

Ngược lại, tiếp theo lời Đức Phật, người tốt sẽ chọn làm bạn, làm đồng hành với người có đức tin, biết hổ thẹn và kinh sợ tội lỗi, thấu hiểu giáo pháp, dốc lòng tu tâm dưỡng tánh, tỉnh thức, và có trí tuệ. Tìm đến những người bạn tốt như vậy, hướng về họ như những vị thày chỉ đường dẫn lối, người tốt lấy những đức tính tương tự làm lý tưởng của mình, hấp thụ chúng vào tâm tính bản thân. Nhờ thế, trên đường đang tiến dần đến giải thoát, người tốt trở nên ngọn đèn soi đường cho kẻ khác. Một người như thế có thể mang đến cho những ai còn đang lần mò trong đêm tối một mẫu mực để noi theo, một người bạn hiền đức để kết giao, hòng nhận được sự hướng dẫn, khuyên bảo.

 

 

Việt dịch: Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ

 Association with the Wise

by

Bhikkhu Bodhi

© 1998

The Maha-mangala Sutta, the Great Discourse on Blessings, is one of the most popular Buddhist suttas, included in all the standard repertories of Pali devotional chants. The sutta begins when a deity of stunning beauty, having descended to earth in the stillness of the night, approaches the Blessed One in the Jeta Grove and asks about the way to the highest blessings. In the very first stanza of his reply the Buddha states that the highest blessing comes from avoiding fools and associating with the wise (asevana ca balanam, panditanan ca sevana). Since the rest of the sutta goes on to sketch all the different aspects of human felicity, both mundane and spiritual, the assignment of association with the wise to the opening stanza serves to emphasize a key point: that progress along the path of the Dhamma hinges on making the right choices in our friendships.

Contrary to certain psychological theories, the human mind is not a hermetically sealed chamber enclosing a personality unalterably shaped by biology and infantile experience. Rather, throughout life it remains a highly malleable entity continually remolding itself in response to its social interactions. Far from coming to our personal relationships with a fixed and immutable character, our regular and repeated social contacts implicate us in a constant process of psychological osmosis that offers precious opportunities for growth and transformation. Like living cells engaged in a chemical dialogue with their colleagues, our minds transmit and receive a steady barrage of messages and suggestions that may work profound changes even at levels below the threshold of awareness.

Particularly critical to our spiritual progress is our selection of friends and companions, who can have the most decisive impact upon our personal destiny. It is because he perceived how susceptible our minds can be to the influence of our companions that the Buddha repeatedly stressed the value of good friendship (kalyanamittata) in the spiritual life. The Buddha states that he sees no other thing that is so much responsible for the arising of unwholesome qualities in a person as bad friendship, nothing so helpful for the arising of wholesome qualities as good friendship (AN 1.vii,10; I.viii,1). Again, he says that he sees no other external factor that leads to so much harm as bad friendship, and no other external factor that leads to so much benefit as good friendship (AN 1.x,13,14). It is through the influence of a good friend that a disciple is led along the Noble Eightfold Path to release from all suffering (SN 45:2).

Good friendship, in Buddhism, means considerably more than associating with people that one finds amenable and who share one's interests. It means in effect seeking out wise companions to whom one can look for guidance and instruction. The task of the noble friend is not only to provide companionship in the treading of the way. The truly wise and compassionate friend is one who, with understanding and sympathy of heart, is ready to criticize and admonish, to point out one's faults, to exhort and encourage, perceiving that the final end of such friendship is growth in the Dhamma. The Buddha succinctly expresses the proper response of a disciple to such a good friend in a verse of the Dhammapada: "If one finds a person who points out one's faults and who reproves one, one should follow such a wise and sagacious counselor as one would a guide to hidden treasure" (Dhp. 76).

Association with the wise becomes so crucial to spiritual development because the example and advice of a noble-minded counselor is often the decisive factor that awakens and nurtures the unfolding of our own untapped spiritual potential. The uncultivated mind harbors a vast diversity of unrealized possibilities, ranging from the depths of selfishness, egotism and aggressivity to the heights of wisdom, self-sacrifice and compassion. The task confronting us, as followers of the Dhamma, is to keep the unwholesome tendencies in check and to foster the growth of the wholesome tendencies, the qualities that lead to awakening, to freedom and purification. However, our internal tendencies do not mature and decline in a vacuum. They are subject to the constant impact of the broader environment, and among the most powerful of these influences is the company we keep, the people we look upon as teachers, advisors and friends. Such people silently speak to the hidden potentials of our own being, potentials that will either unfold or wither under their influence.

In our pursuit of the Dhamma it therefore becomes essential for us to choose as our guides and companions those who represent, at least in part, the noble qualities we seek to internalize by the practice of the Dhamma. This is especially necessary in the early stages of our spiritual development, when our virtuous aspirations are still fresh and tender, vulnerable to being undermined by inward irresolution or by discouragement from acquaintances who do not share our ideals. In this early phase our mind resembles a chameleon, which alters its color according to its background. Just as this remarkable lizard turns green when in the grass and brown when on the ground, so we become fools when we associate with fools and sages when we associate with sages. Internal changes do not generally occur suddenly; but slowly, by increments so slight that we ourselves may not be aware of them, our characters undergo a metamorphosis that in the end may prove to be dramatically significant.

If we associate closely with those who are addicted to the pursuit of sense pleasures, power, riches and fame, we should not imagine that we will remain immune from those addictions: in time our own minds will gradually incline to these same ends. If we associate closely with those who, while not given up to moral recklessness, live their lives comfortably adjusted to mundane routines, we too will remain stuck in the ruts of the commonplace. If we aspire for the highest — for the peaks of transcendent wisdom and liberation — then we must enter into association with those who represent the highest. Even if we are not so fortunate as to find companions who have already scaled the heights, we can well count ourselves blessed if we cross paths with a few spiritual friends who share our ideals and who make earnest efforts to nurture the noble qualities of the Dhamma in their hearts.

When we raise the question how to recognize good friends, how to distinguish good advisors from bad advisors, the Buddha offers us crystal-clear advice. In the Shorter Discourse on a Full-Moon Night (MN 110) he explains the difference between the companionship of the bad person and the companionship of the good person. The bad person chooses as friends and companions those who are without faith, whose conduct is marked by an absence of shame and moral dread, who have no knowledge of spiritual teachings, who are lazy and unmindful, and who are devoid of wisdom. As a consequence of choosing such bad friends as his advisors, the bad person plans and acts for his own harm, for the harm of others, and the harm of both, and he meets with sorrow and misery.

In contrast, the Buddha continues, the good person chooses as friends and companions those who have faith, who exhibit a sense of shame and moral dread, who are learned in the Dhamma, energetic in cultivation of the mind, mindful, and possessed of wisdom. Resorting to such good friends, looking to them as mentors and guides, the good person pursues these same qualities as his own ideals and absorbs them into his character. Thus, while drawing ever closer to deliverance himself, he becomes in turn a beacon light for others. Such a one is able to offer those who still wander in the dark an inspiring model to emulate, and a wise friend to turn to for guidance and advice.

Nguồn: Thuvienhoasen

 

PHỤ LỤC:

KINH PHƯỚC ĐỨC

Đây là những điều tôi được nghe hồi đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một thiên giả hiện xuống thăm Người, hào quang và vẻ đẹp của thiên giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, vị thiên giả xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

“Thiên và nhân thao thức
Muốn biết về phước đức
Để sống đời an lành
Xin Thế Tôn chỉ dạy.”

Và sau đây là lời đức Thế Tôn:

“Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.

“Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất.

“Có học, có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.

“Được cung phụng mẹ cha
Yêu thương gia đình mình
Được hành nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất.

“Sống ngay thẳng, bố thí,
Giúp quyến thuộc, thân bằng
Hành xử không tỳ vết
Là phước đức lớn nhất.

“Tránh không làm điều ác
Không say sưa nghiện ngập
Tinh cần làm việc lành
Là phước đức lớn nhất.

“Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ dịp học đạo
Là phước đức lớn nhất.

“Biết kiên trì, phục thiện
Thân cận giới xuất gia
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất.

“Sống tinh cần, tỉnh thức
Học chân lý nhiệm mầu
Thực chứng được Niết Bàn
Là phước đức lớn nhất.

“Chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết, an nhiên,
Là phước đức lớn nhất.

“Ai sống được như thế
Đi đâu cũng an toàn
Tới đâu cũng vững mạnh
Phước đức của tự thân.” (CCC)


Kinh Phúc Ðức: Kinh này được dịch từ Mahamangala sutta (Sutta Nipata II) trong tạng Pali. Kinh tương đương trong tạng Hán là phẩm Cát Tường (phẩm thứ 42) của kinh Pháp Cú Thí Dụ (211, tạng kinh Ðại Chính).

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin