menu

PHẬT GIÁO VIỆT NAM - BIẾN CỐ VÀ TƯ LIỆU (Kỳ 8)

View: 1026 -     GHPGVNTNHN/HK       31/10/2018 10:10:19 pm
PHẬT GIÁO VIỆT NAM - BIẾN CỐ VÀ TƯ LIỆU (Kỳ 8)
PHẬT GIÁO VIỆT NAM - BIẾN CỐ VÀ TƯ LIỆU (Kỳ 8)

PHẬT GIÁO VIỆT NAM - BIẾN CỐ VÀ TƯ LIỆU (Kỳ 8)

Trong lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam cũng như thế giới, có lúc rất bi thảm đầy tủi nhục, nhưng có lúc vẻ vang cũng đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản thể của Tăng Ni bị lu mờ, nội bộ của Tăng Ni bị phân hóa, thành phần của Tăng Ni có nhiều điểm dị biệt, giới hạnh suy kém và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ phiến diện. Trái lại, lúc vẻ vang là lúc nội bộ chúng Tăng hòa hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những ngã chấp tầm thường để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác ngộ giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp.

Bài học lịch sử này, Tăng Ni Việt Nam đã và đang rút ra từ kinh nghiệm đầy quý báu trong cuộc sống thực tại. (Trích Tâm Thư của Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu, 1991)

-----------------------------------

GIAI ĐOẠN VẬN ĐỘNG PHỤC HỒI
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
(1991-1995) 
Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1991 và chưa biết sẽ kéo dài đến lúc nào.Riêng đối với tập tài liệu này, chúng tôi tạm thời ghi là bắt đầu từ 1991 đến 1995 (năm mà chúng tôi tạm lấy làm mốc kết thúc cho hai thập niên đấu tranh của Phật giáo trong chế độ CSVN).

Sau 8 năm an nhẫn chịu đựng bao nghịch cảnh do Nhà nước CSVN chụp phủ lên đầu những tăng sĩ và Phật tử trung kiên với GHPGVNTN, Giáo hội có vẻ như lui dần vào trong vùng bóng tối ảm đạm của thảm trạng chung trên quê hương Việt Nam trong khi Giáo hội Nhà nước thì càng ngày càng lộ rõ tính cách công cụ của Đảng và nhân sự của giáo hội này cũng lần lượt thức tỉnh, công khai hoặc âm thầm từ bỏ những chức vị của mình. Có những vị đã đến quỳ sám hối bên vị lãnh đạo cao cấp của Giáo hội truyền thống: Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Uy đức của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đã cảm hóa được nhiều tăng sĩ lỡ bước đi theo Giáo hội Nhà nước, mở đường cho họ quay trở về. Có thể nói là cũng chính nhờ đạo hạnh và lập trường kiên định của ngài đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà Giáo hội được đứng vững tồn tại qua bao sự đàn áp tàn nhẫn của Nhà nước. Ngài xứng đáng là biểu tượng tối cao của Giáo hội truyền thống và đã là động lực trung tâm kết hợp ý chí của toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước, để rồi trước khi nằm xuống với thân lão bệnh, ngài đã cất lên tiếng nói Đại Hùng, Đại Trí, Đại Dũng của một bậc danh tăng suốt đời vì đạo, làm rúng động Tăng Ni và Phật tử Việt Nam trên khắp thế giới, khai mở một giai đoạn mới của Giáo hội trong cơn thử thách tàn bạo của xã hội hiện đại.

10-9-1991: HT Thích Đôn Hậu gửi Tâm Thư đến Tăng tín đồ VN hải ngoại: Chứng kiến thảm trạng suy vi phân rã của Phật giáo ở quê nhà dưới sự kiểm soát của Nhà nước CSVN, không có cơ may kiện toàn và phát triển, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Ký kiêm Xử lý Viện Tăng Thống, đã đặt kỳ vọng nơi sự thống hợp của Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở hải ngoại như là hậu thuẫn tích cực cần thiết có thể góp phần đáng kể vào công cuộc phục hồi GHPGVNTN; do vậy, ngài đã viết một bức Tâm Thư gởi ra nước ngoài, nhắn nhủ Tăng Ni Phật Tử hải ngoại nên thống hợp thành một Giáo hội duy nhất để hỗ trợ cho Giáo hội quê nhà.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG

TÂM THƯ
Kính gởi chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức,
Tăng Ni Việt Nam đang hành đạo tại hải ngoại

Phật lịch 2535 - Huế, ngày 10 tháng 9 năm 1991

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa quý vị,

Đức Thế Tôn ra đời, chuyển vận bánh xe Chánh Pháp, đem lại trí tuệ và tình thương, hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người. Hàng chúng tăng đệ tử thế hệ này qua thế hệ khác tâm trong tâm, nguyện cùng nguyện, đã từng hòa hợp với nhau để kế tục sự nghiệp cao cả ấy. Tuy nhiên việc kế tục ấy không đơn giản, vì có khi hàng đệ tử Phật đã phải hy sinh tính mạng để cho Chánh Pháp được hoằng dương.

Trong lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam cũng như thế giới, có lúc rất bi thảm đầy tủi nhục, nhưng có lúc vẻ vang cũng đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản thể của Tăng Ni bị lu mờ, nội bộ của Tăng Ni bị phân hóa, thành phần của Tăng Ni có nhiều điểm dị biệt, giới hạnh suy kém và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ phiến diện. Trái lại, lúc vẻ vang là lúc nội bộ chúng Tăng hòa hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những ngã chấp tầm thường để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác ngộ giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp.

Bài học lịch sử này, Tăng Ni Việt Nam đã và đang rút ra từ kinh nghiệm đầy quý báu trong cuộc sống thực tại.

Bởi vậy, từ quê hương và cũng chính từ kinh nghiệm bản thân, tôi hằng nghĩ đến, nếu không muốn nói là luôn luôn lo âu và theo dõi những sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam đang tu học và hành đạo ở Hải Ngoại, những người con của Giáo Hội “đem chuông đi đánh ở xứ người”, một việc làm cao quý nhưng cũng đầy phức tạp. Với niềm thao thức đó, nay tôi có mấy lời tâm huyết gửi đến quý vị: Vì rằng, năm nay tôi đã xấp xỉ cửu tuần, sự sống có thể ngừng lại bất cứ luc nào và sự từ giã anh em trong trọng trách của mình cũng chưa kỳ hẹn được nên tôi thiết tha kêu gọi quý vị hãy phát huy hơn nữa bản thể của Tăng Già mà đoàn kết hòa hiệp, hãy cùng nhau thể hiện tinh thần tương kính, tương thuận, tương giáo, tương sám, như luật dạy. Hãy vì sự tồn tại của Giáo Hội, vì sự quang vinh của Đạo Pháp và dân tộc mà gạt bỏ những quan điểm dị biệt để cùng nhau hoằng dương Chánh Pháp, làm được nhiều Phật sự cụ thể, hữu ích và lớn lao hơn nữa như có nhiều vị đã thực hiện.

Tăng Ni Phật tử tại quê nhà đang gởi gắm rất nhiều niềm tin tưởng và đạo tình cao quý ở quý vị.

Tôi thành tâm cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho tất cả anh em thân tâm an lạc phước trí trang nghiêm để hoàn thành sứ mạng của bậc Chúng Trung Tôn mà Phật Pháp và Lịch sử Phật Giáo Việt Nam giao phó.

Nay kính,
Tỳ Kheo Thích Đôn Hậu

(Ấn ký)

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin