menu

Phật Giáo Việt Nam, Biến Cố và Tư Liệu: Hai Mươi Năm Trong Chế Ðộ Cộng Sản (1975-1995) – Kỳ 1

View: 1139 -     GHPGVNTNHN/HK       10/10/2018 03:10:10 pm
Phật Giáo Việt Nam, Biến Cố và Tư Liệu: Hai Mươi Năm Trong Chế Ðộ Cộng Sản (1975-1995) – Kỳ 1
Phật Giáo Việt Nam, Biến Cố và Tư Liệu: Hai Mươi Năm Trong Chế Ðộ Cộng Sản (1975-1995) – Kỳ 1

GHPGVNTNHN/HK – Phật Giáo Việt Nam, Biến Cố và Tư Liệu: Hai Mươi Năm Trong Chế Ðộ Cộng Sản (1975-1995) – Kỳ 1

kvadcamera_1463369689491
Từ bối cảnh băng hoại trầm uất của xã hội Âu châu ảnh hưởng bởi nhiều thế kỷ trước với sự góp phần không nhỏ của các tôn giáo hữu thần Tây phương, Marx đã nhiều lần lặp đi lặp lại nhận định của ông: “Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng”. Và Lenin, trong bối cảnh của nước mình đầu thế kỷ 20 với Chính Thống Giáo Nga, cũng nhại lời Marx, triển khai cái nhận định vơ đũa kia thành một thứ chân lý chắc nịch trong sách lược nhuộm đỏ thế giới của mình. Thế rồi, cái “chân lý” về tôn giáo ấy trở thành một thứ tín điều mới cho người Cộng Sản khắp năm châu, kể cả châu Á với Trung Hoa, Việt Nam, Ðại Hàn… là những nước được nuôi dưỡng bởi ba nền đạo học (Phật-Khổng-Lão) hoàn toàn không mang tính chất hữu thần cũng như hệ thống tổ chức tập trung quyền lực như các tôn giáo Tây phương.

Ngay từ khi toàn thắng chiếm Trung Hoa, Mao Trạch Ðông đã áp dụng ngay chính sách bài trừ tôn giáo. Tại miền Bắc Việt Nam, chính sách ấy cũng được Hồ Chí Minh và tập đoàn Cộng sản Việt Nam triệt để tuân thủ từ sau Hiệp định Genève 1954. Và cuối cùng, sau khi chiếm trọn đất nước vào tháng 4 năm 1975, giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục thi hành cái tín điều sai lầm ấy đối với các tôn giáo vững mạnh tại miền Nam, đặc biệt nhắm vào Phật giáo – một tôn giáo (phải cưỡng ép mà dùng từ ngữ hạn hẹp này) có số lượng quần chúng đông đảo nhất của dân tộc.

Từ những ngày đầu tiên của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, đồng thời với các chính sách kinh tế mới, cải tạo thương nghiệp và quốc hữu hóa tài sản của nhân dân, Cộng sản đã tịch thu và chiếm dụng ngang nhiên hầu hết các cơ sở thờ tự (các động sản và bất động sản của chùa…) cho đến các cơ sở văn hóa giáo dục (các trường Trung Tiểu học Bồ Ðề, Tu viện, Sơ – Trung – Cao đẳng Phật học viện, Ðại học Phật giáo…), các cơ quan từ thiện xã hội (Cô nhi viện, Ký nhi viện, Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội…) trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo. Ðối với Tăng Ni, họ bắt bớ, giam cầm, cưỡng bức hoàn tục bằng mọi cách, thậm chí còn bắt đi nghĩa vụ quân sự để cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận.

Nhưng Phật giáo vốn là một tôn giáo gắn liền một cách hoà hợp với dân tộc từ gần hai mươi thế kỷ qua biết bao nhiêu thời kỳ suy-thịnh nhục-vinh của đất nước; cho nên, lịch sử Phật giáo đã không ngoa khi nói rằng “Phật giáo với Dân tộc là một. Dân tộc còn là Phật; Dân tộc mất là Phật giáo mất”. Như vậy, một khi chính sách của người Cộng sản xâm tổn đến quyền lợi chung của dân tộc, hẳn nhiên sẽ có sự lên tiếng phản đối của Phật giáo. Căn nguyên mọi phong trào đấu tranh của Phật giáo là từ đó.

Giai đoạn giao thời giữa hai chế độ và giữa hai Giáo Hội (1975-1980)

09-4-1975: Thông cáo kêu gọi Hóa Giải của Viện Hóa Ðạo: Khi quân đội Cộng sản Bắc Việt ồ ạt vượt vĩ tuyến 17, xâm chiếm các tỉnh cao nguyên, miền Trung, Nam và Tâm Nam bộ, và cuối cùng bao vây Sài Gòn, còn những nhà lãnh đạo trung ương của chính thể miền Nam thì cao bay xa chạy, người ta đã thấy ngay cái viễn cảnh đen tối nhất sẽ chụp phũ xuống thân phận những lương dân vô tội miền Nam. Ðể tránh cảnh đổ máu vô ích vào những giây phút cuối cùng mà mọi người đều thấy rõ phần thắng sẽ về ai – giữa một lực lượng chính quy với bao nhiêu quân đoàn sắt máu có kỷ luật và một lực lượng quân đội đã tan rã không có cấp chỉ huy – Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã ra Thông Cáo vào ngày 09-4-1975, kêu gọi hai phe lâm chiến hãy thương thảo để tìm một giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Nội dung Thông cáo, ngoài ý hướng tỉnh giác phía quân đội Bắc Việt đang thắng thế: “đừng biến chúng ta thành tù nhân của chủ nghĩa, vì đời sống con người quý hơn chủ nghĩa”. Giáo Hội còn đề nghị ba điểm cụ thể chính yếu sau:

  1. Với hòa bình, chúng ta có thể phục vụ đạo pháp và dân tộc hữu hiệu hơn.
  2. Yêu cầu hai phe lâm chiến đừng tàn sát nhân dân vô tội vì theo bên này hay theo bên kia.
  3. Yêu cầu hai phe lâm chiến hạn chế tối đa vũ lực cứu mạng người trong giai đoạn chuyển tiếp.

*

22-11-1975: 12 Tu sĩ Phật giáo tự thiêu tại Cần Thơ: Tại chùa Dược Sư, Cần Thơ, Ðại đức thích Huệ Hiền và tất cả Tăng Ni trong chùa tổng cộng gồm 12 vị, đã tự thiêu tập thể nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chế độ CSVN. Trong bản tuyên bố để lại, 12 vị này nêu rõ: “Chúng tôi sắp sửa thể hiện việc thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới Tăng sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức…” Ðối với đệ tử của chùa Dược Sư, Ðại đức Huệ Hiền căn dặn: “Chúng ta không nên vì cái thân vị kỷ này, không nên nuối tiếc nó, không nên khóc lóc vì nó. Trái lại, chúng ta phải tự hãnh diện đã sử dụng nó đúng mức, sử dụng nó cho công lý, cho tự do… Nên nhớ không ai cứu ta bằng ta tự cứu ta, không ai giải thoát ta bằng ta tự giải thoát ta.” Ðối với nhà cầm quyền Cộng Sản, Ðại đức Huệ Hiền đại diện toàn thể Tăng ni tự thiêu, nêu lên nguyện vọng 6 điểm rồi kết luận rằng: “Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo… Chúng tôi quyết nguyện thiêu thân hôm nay vì chúng tôi nghĩ thà chết vinh hơn sống nhục, thà chết cho chân lý đạo nghĩa hơn sống mà phải theo tà thuyết hại dân.”

(Kèm theo tư liệu ghi lại sự kiện trên, có ba phụ bản văn kiện liên quan:
– Phụ bản1: thư Tuyệt mệnh của Ðại đức Thích Huệ Hiền, trụ trì Thiền viện Dược Sư, Cần Thơ cùng toàn thể Tăng Ni tự thiêu.
– Phụ bản 2: Tâm thư lưu lại của chư Tăng Ni Tự thiêu tại Thiền viện Dược Sư, Cần Thơ.
– Phụ bản 3: Thư của Tăng Ni chùa Dược Sư gởi chính quyền CSVN.)

28-11-1975: Viện Hóa Ðạo lên tiếng về vụ Tự thiêu ở Cần Thơ: Hòa thượng Thích Trí Thủ, bấy giờ là đương kim Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã gởi văn thư số 0316/VHÐ/VT đến Chủ tịch chánh phủ Cách Mạng lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, ngoài việc tường trình về nội vụ tự thiêu của 12 vị Tăng Ni theo kết quả điều tra chung giữa Giáo Hội và chính quyền địa phương. Giáo hội đã tế nhị không quy trách nhiệm vụ cho chính quyền trung ương về sự vụ, nhưng trình bày nguyện vọng 5 điểm như sau:
1. (Chính quyền) chỉ thị cho các bộ hạ tầng triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của toàn dân đã được Mặt trận và chính phủ Cánh Mạng bảo đảm bằng minh văn
2. Xử lý thích đáng những người có trách nhiệm đã gây ra sự kiện bi thàm tại Thiền viện Dược Sư.
3. Xin phóng thích những người bị bắt khi họ về thăm Thiền viện Dược Sư.
4. Xin giải toả và trả lại ngôi Thiền viện Dược Sư.
5. Tìm biện pháp hữu hiệu ngăn chặng không để cho những trường hợp tương tự tái diễn.

Phụ bản:

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Viện Hóa Ðạo

Sài Gòn, ngày 28 tháng 11 năm 1975

Kính gởi: Ông Chủ Tịch Chánh Phủ Cách Mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam

Thưa quí vị Chủ Tịch,

Ngày 02 tháng 11 năm 1975, tại tỉnh Cần Thơ đã xảy ra một vụ tự thiêu tập thể hết sức bi thảm của 12 Tăng Ni để phản đối chánh quyền địa phương về hành động vi phạm chánh sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng và Chánh Phủ Cách Mạng. Nguyên nhân như sau:

Hằng năm cứ đến ngày 21 tháng 9 Âm lịch, Tăng Ni Thiền viện Dược Sư tại ấp Tân Long A, xã Tân Bình, quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ có làm lễ kỷ niệm Ni Cô Diệu Hậu đã tự thiêu ngày 21 tháng 9 năm Nhâm Tý (1972) để cầu nguyện hòa bình. Ðặc biệt năm nay cũng là lần thứ nhất kỷ niệm một Ni Cô nữa tên Diệu Nguyên cũng đã tự thiêu để cầu nguyện hòa bình ngày 21 tháng 9 năm Giáp Dần (1974). Vì hai sự kiện trùng hợp đó nên năm nay Tăng Ni Thiền viện Dược Sư đã tổ chức lễ kỷ niệm trong ba ngày từ 19 đến 21 tháng 9 Ất Mão, tức từ 23 đến 25 – 10 – 1975. Nhưng cuộc lễ đã bị chính quyền địa phương ngăn cấm.

Ðến ngày 24 tháng 10 năm 1975, Ủy Ban Cách Mạng xã Tân Bình đã cho gọi Ðại Ðức Thích Huệ Hiền đến văn phòng xã buộc phải chấp hành những điều sau đây:
1. Cấm tuyệt đối không được treo cờ Phật Giáo ngoài chùa.
2. Cấm tuyệt đối không được để chung việc cầu nguyện tôn giáo cho Bác và liệt sĩ vào các chương trình hành lễ.
3. Tăng Ni thiền viện không được nhập thất và tịnh Khẩu mà phải ăn cơm và nói chuyện để học theo đường lối cách mạng.
4. Ông Trụ Trì phải có trách nhiệm phát huy thắng lợi vẻ vang lịch sử vĩ đại của Cách Mạng cho Tăng Ni Thiền Viện.
5. Tăng Ni Thiền Viện phải hợp tác sinh hoạt chính trị các tổ chức đoàn thể của Cách Mạng.
6. Cấm tuyệt đối không được thu nhận đệ tử xuất gia và tại gia.

Vì nhận thấy những điều trên đây của Uủy Ban Cách Mạng xã Tân Bình quá khắt khe đối với người tu hành, không thể thực hiện đồng lòng chọ cái chết để được giải thoát.
Và đúng 24 giờ khuya ngày 29 tháng 9 Aát Mão, tức ngày 02 tháng 11 năm 1975, tất cả Tăng Ni Thiền Viện Dược Sư đạ tự thiêu để lại một bức thư tuyệt mệnh với bảy các Tăng Ni đã bị nhà chức trách địa phương đưa đi mất tích và thiền viện Dược Sư bị cô lập.

Ba ngày sau nghe tin thầy tự thiêu, mấy người đệ tử của Ðại Ðức Thích Huệ Hiền là Ni Cô Diệu Hoa tục danh Phạm Thị Chước, Ni Cô Diệu Hậu tên Nhà (không rõ họ) và cô Vũ Bạch Tuyết pháp danh Diệu Nga về thăm liền bi bắt và đưa đi đâu không ai biết. Ngoài ra còn nhiều chi tiết liên quan đến vụ này chúng tôi không thể đề cập hết vì quá đau lòng.

Thưa quí vị Chủ Tịch,
Chúng tôi phản ảnh sự kiện này với niềm hy vọng là quí vị Chủ Tịch và Chính Phủ Cách Mạng sẽ lưu tâm nhiều hơn đến tình hình tại các cơ sở hạ tầng. Chúng tôi không tin hay nghĩ rằng sự kiện đáng tiếc nay cũng như một số sự kiện khác liên quan đến vấn đề tự do tín ngưỡng đã xảy ra tại một số nơi, là chủ trương hoặc chính sách chung của mặt trận và Chính Phủ, mà đây chỉ là dự bồng bột và sai lầm của những cán bộ hạ tầng. Chúng tôi chưa mất niềm tin ở chính sách quang minh và chính đại của cách mạng, do đó chúng tôi xin đạo đạt lên ông chủ tịch và chính phủ những nguyện vọng sau đây:
1. Chỉ thị cho các cán bộ hạ tầng triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân đã được Mặt Trận và Chánh Phủ Cách Mạng bảo đảm bằng minh văn.
2. Xử lý thích đáng những người có trách nhiệm đã gây ra sự kiện bi thảm tại Thiền viện Dược Sư.
3. Xin phóng thích những người bị bắt khi họ về thăm Thiền Viện Dược Sư
4. Xin giải tỏa và trả lại ngôi Thiền Viện Dược Sư.
5. Tìm biện pháp hữu hiệu ngăn chặn, không để cho những trường hợp tương tự tái diễn.

Thưa quí vị Chủ Tịch,
Ðáng lý ra chúng tôi phải đến trực tiếp trình bày nội vụ với quí vị cho được đầy đủ hơn và kín đáo hơn thay vì gửi văn thư này, nhưng rất tiếc là một cuộc gặp gỡ trực tiếp như vậy rất khó khăn, bởi vì, từ sau ngày Miền Nam được hoàn tàn giải phóng đã ba lần chúng tôi xin được tiếp xúc với quí vị để trình bày về lập trường của Giáo Hội chúng tôi, nhưng đã không được quí vị chấp thuận. Tuy nhiên chúng tôi vẫn sẵn sàng cung cấp đầy đủ chi tiết về vụ này cũng như về nhiều vấn đề khác một cách trực tiếp nếu quí vị Chủ Tịch thấy điều đo cần thiết.

Với tất cả lòng thành, chúng tôi cầu chúc quí vị Chỉ Tịch dồi dào sức khoẻ để lãnh đạo Mặt Trận và Chính Phủ mang lại yên vui hạnh phúc cho toàn dân.

Trân trọng cám ơn và kính chào quí vị Chủ Tịch

Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo
Hoà Thượng Thích Trí Thủ
(Ấn ký)

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin