menu

Sự Tiến Triển Của GÐPTVN Qua Các Giai Ðoạn

View: 1370 -     Nguyên Thành Lê Văn Hoàng       25/06/2019 07:06:36 am
Sự Tiến Triển Của GÐPTVN Qua Các Giai Ðoạn
Sự Tiến Triển Của GÐPTVN Qua Các Giai Ðoạn

  • Kính gởi Anh Ngô  Văn Mão với sự phân vân: “Em tỏ bày sự trăn trở của anh em mình lúc này thích hợp chưa anh? Có trễ quá không? Có sớm quá không? – Nhưng dù sao, thưa anh, em đã nóng ruột quá rồi!”
  • Viết cho Anh Ngụy Như Bàng: “Như đối với bậc tri âm!”
  • Viết với anh chị em Huynh trưởng bậc Lực: “Như một nỗi lòng cần được cảm thông, chia sẻ.”

SÁCH – TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH ÐOẠN:

  1. Các Bản Nội Quy – Quy Chế GÐPTVN
  2. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận – Nguyễn Lang – Bxb Lá Bối
  3. Biên Khảo Nội Qui – Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục
  4. Tôn Giáo và Dân Tộc – Nguyễn Văn Trung
  5. Gia Trưởng – Như Tâm Nguyễn Khắc Từ
  6. Sứ Mệnh GÐPT – Lữ Hồ
  7. Gia Ðình Phật Tử và Hòa Bình – Tham Luận – Võ Ðình Cường – Hội nghị HT cấp Tấn Ðà Lạt – 1970
  8. Vấn Ðề Hòa Bình Ðối Với GÐPTVN – Tham Luận – Tâm Toại Nguyễn Khắc Ủy – Hội nghị HT cấp Tấn Ðà Lạt – 1970
  9. Ðạo Pháp và Dân Tộc – Vấn Ðề Trăn Trở Khôn Nguôi CỦa Huynh Trưởng GÐPT – Biên Khảo – Nguyên Thành Lê Văn Hoàng – 1991
  10. Liên Ðoàn Trưởng, Anh Chị Là Ai? – Tham Luận – Nguyên Thành Lê Văn Hoàng – 1993
  11. Bi Trí Dũng – Một Cách Sống Hay Một Nghệ Thuật Sống? – Tham Luận – Nguyên Thành Lê Văn Hoàng – 1980
  12. Tạp Chí Viên Âm – số 34 – 48 – Hội An Nam Phật Học – 1949
  13. Nội San Sen Trắng – GÐPT Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU:

  • Một đề tài lịch sử! Mà lịch sử là gì? Có phải nó là cái thú kể lại chuyện xưa tích cũ, những thăng trầm, buồn vui, thành công hay thất bại của một quá trình?
  • Cái thú nhắc lại công lao, thành tích của mình đóng góp để tự ngắm nghía, vuốt ve tự ngã trong các sự kiện lịch sử mà mình một phần được tham gia, đã cống hiến cho tổ chức.
  • Tự ngụp lặn trong hào quang của quá khứ tốt đẹp để thoả lòng tự mãn xa hoa?
  • Hay tìm lại quá khứ vàng son để tự an ủi, củng cố thêm niềm tin, để biện minh cho những bất lực trong hiện tại và vô vọng trong tương lai?

Nếu thế quả lịch sử là vô bổ.

Không! Không! Dứt khoát không phải như vậy, ít nhất đối với chúng ta. Hãy dành việc đó cho các em thiếu niên nam nữ.

Thế thì nhìn các sự kiện lịch sử bằng con mắt nào? Những vấn nạn phải được đặt ra:

  • Chúng ta có nhìn lịch sử bằng con mắt thiên kiến, đầy cảm tính không? Có “tốt khoe xấu che” không?
  • Chúng ta có nhìn lịch sử bằng cái nhìn toàn diện – như nó vốn có – trong một bối cảnh xã hội hổn mang phù trầm kiakhông?
  • Có phân tích những sự kiện lịch sử bằng lòng ngay thật – khoa học chưa? Cái lý cái tình đã thỏa chưa?
  • Trong sự vận động liên tục của các sự kiện lịch sử chúng ta tìm ra những qui luật – những kinh nghiệm – những nhịp điệu của dòng lịch sử vận động như vô tình, như hữu ý để giúp mình tiên đoán được sự tiến hoá của xã hội cũng như vận mệnh của tổ chức chúng ta trong tương lai?
  • Lịch sử có hướng dẫn sự phán đoán có tính chiến lược và hướng dẫn sự chọn lựa thái độ cũng như hoạch định giải pháp kế hoạch để đối phó với những bất ngờ trong môi trường xã hội phức tạp đau khổ, độc ác này không?

Thỏa được những điều kiện trên – Chúng ta đã thiết lập được chánh kiến trong vấn đề lịch sử này rồi.

Đó cũng là quan điểm của chúng ta – Những người đang tham dự vào bậc học cao nhất của tổ chức GĐPTVN.

  • Chúng ta phải nghiên cứu lịch sử. Chứ chúng ta không học lịch sử hay ca tụng lịch sử – quả tình bản thân lịch sử cũng như tổ chức của chúng ta không cần chúng ta làm điều đó và chúng ta cũng không có quyền làm điều đó.
  • Chúng ta phải nghiên cứu lịch sử bằng tinh thần phê phán, đánh giá phân tích tổng hợp, tìm ra được qui luật của sự kiện lich sử, chứ không phải tiếp thu lịch sử ở dạng dữ kiện thô thiển vô hồn – đó là thái độ cũng như cung cách nghiên cứu lịch sử của chúng ta – Nghiên cứu với tinh thần đại học – Nghiên cứu với tinh thần Phật học: “Tìm ra cái lý tánh thường còn trong cái sự tướng vô thường”.

Muốn được như vậy, các sự kiện lịch sử GĐPT phải được nhìn qua nhiều góc cạnh – mà góc cạnh “Sự tiến triển”, “các giai đoạn” là một trong những góc nhìn mà chúng ta đang có nhiệm vụ khảo sát.

  • Sự tiến triển: về số lượng – chất lượng – mục đích – cương lĩnh – về kết quả, hiệu năng đóng góp cho xã hội của tổ chức GĐPT.VN.
  • Các giai đoạn: Sự phân chia từng bước ngoặc lịch sử để chúng ta có một cái nhìn nhất quán, liên quan đến các lĩnh vực khác – các mối liên hệ hỗ tương qua lại đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ lịch sử. Và các giai đoạn lịch sử do ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Qua đó, chúng ta kiếm tìm một kinh nghiệm, phát hiện một qui luật và xác lập quan điểm, chiến lược hành động trong tương lai.
  • Có “ôn cố” một cách ngay thật, khoa học – chúng ta mới “tri tân” sáng suốt – mới xác lập được quan điểm đúng đắn, mới vạch đường lối thích hợp, tìm ra một phương thức khả thi và điều kiện hướng dẫn hữu hiệu.

Về “Các giai đoạn” – việc phân chia theo năm, tháng, ngày, giờ này không tránh khỏi mang tính chủ quan – tùy theo từng góc nhìn sự việc, tùy quan điểm khảo sát – mỗi tác giả có một cách phân chia riêng phù hợp với mục đích nghiên cứu, với vấn đề mình quan tâm. Nó chỉ là phương tiện để hệ thống hóa kiến thức, làm sáng tỏ vấn đề – Lịch sử là một quá trình liên tục sinh động. Việc phân chia là bất đắc dĩ, vừa tương đối, vừa đầy tính chủ quan.

  • Mỗi một “cột mốc”, “bước ngoặt” của lịch sử GĐPT là một đổi thay, một tiến bộ, một bước trưởng thành – làm thay đổi cả bộ mặt tổ chức, thay đổi mục đích nhắm tới hoặc tăng trưởng quí mô.
  • Có những sự kiện lịch sử chỉ được nhắc lại sơ lược vì đã có quá nhiều tài liệu mà chúng ta đã biết. Riêng có những sự kiện tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại là một sự kiện làm nền tảng cho một cuộc đổi thay.
  • Sự tiến triển của GĐPT miền Nam và miền Bắc sẽ được trình bày chi tiết hơn để anh em có thêm tư liệu, nhất là đối với những anh em có thú vui sưu tập.
  • Dĩ nhiên bài viết này không có cao vọng đưa ra một quan điểm chuẩn mực mà chỉ như một gợi ý, mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm suy nghĩ, bổ sung và làm hành trang, thiết lập quan điểm lập trường, kim chỉ nam cho chính bản thân mình – những Huynh trưởng có chánh kiến, có trách nhiệm và có lương tâm.

Với quan điển trên, chúng ta cùng tham cứu đề tài…

(còn tiếp)

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin