menu

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ BLACK LIVES MATTER

View: 860 -     Matt Hamasaki       23/09/2020 11:09:14 am
NHỮNG SUY NGHĨ VỀ BLACK LIVES MATTER
NHỮNG SUY NGHĨ VỀ BLACK LIVES MATTER
Thầy trụ trì chùa Buddhist Church of Sacramento, Matt Hamasaki

Hôm nay, tôi cảm thấy cần phải lên tiếng về phong trào “Sinh Mạng Người Da Đen Quan Trọng” và vì sao các Phật tử nên đứng về phía họ và ủng hộ họ.

Hôm qua, chúng ta có một ngày tạm ngưng trên mạng xã hội để những sắc dân khác lắng lại nghe rõ tiếng nói của những người da đen. Tôi quyết định dùng thời gian này tiếp tục học hỏi bằng cách bắt đầu đọc quyển Chim Kim Tước của Người Thợ Mỏ (The Minder’s Canary) của Lani Guinier và Gerald Torres. Dẫu tôi mới chỉ bắt đầu, quyển sách đã bộc lộ và vỡ ra cho tôi nhiều điều mà tôi từng được dạy phải chấp nhận, đồng thời củng cố vốn từ giúp tôi nói lên những hiểu biết của mình.

Cần nói rõ rằng tôi chưa bao giờ tự cho mình hiểu rõ hoàn toàn là một người da đen thì như thế nào, do vậy nếu tôi có điều gì sai sót hay cần chỉnh sửa, xin cứ vui lòng cho biết, tôi luôn sẵn sàng học hỏi thêm. Vì cảm thấy chưa vững lắm, tôi mạn phép dùng những câu từ và tiếng nói của họ để giúp biểu đạt những gì tôi thấy cần phải nói.

Nhớ thời đi học ở Berkeley, chúng tôi được dạy rằng kỳ thị chủng tộc thật nực cười, bởi vì chủng tộc không tồn tại riêng rẽ về mặt sinh học. Khoa học và nghiên cứu về bộ gen con người đã chứng minh điều đó qua bản đồ DNA. Do đó, để không kỳ thị chủng tộc, chúng ta đừng nên chú ý đến những tên gọi đó và nên sống mù màu. Tôi còn nhớ cụ thể đã từng trông thấy một mẩu quảng cáo chỗ trạm xe buýt ghi “Người đàn ông Puerto Rican đó” trong đó chữ “Puerto Rican” bị gạch chéo nhắc chúng ta không được dán nhãn đặt tên mọi người. Ý tưởng này cho rằng muốn bỏ kỳ thị chủng tộc, chúng ta cần ngưng nói về chủng tộc. Chúng ta cần góp mặt trong xã hội mù màu.

Tuy nhiên, quan điểm mù màu này không giải thích được vì sao cuộc sống người da đen bất ổn. Ví dụ, nếu một gia đình da đen thu nhập $50,000/năm và một gia đình da trắng thu nhập $50,000/năm, trong mắt người mù màu, hai gia đình này có mức tài chính như nhau và vì vậy ắt hẳn họ phải có những cơ hội tiềm năng và tương lai giống nhau. Do đó, khi số liệu thu thập qua nhiều thế hệ cho thấy tích lũy của các gia đình da đen chỉ gần bằng một nửa so với gia đình da trắng, quan điểm mù màu có khuynh hướng lập luận rằng đó là do lỗi của người da đen. Quan điểm đó không chỉ ra được nhiều vấn đề trong xã hội đã ngăn trở người da đen tích lũy, trong đó có những khác biệt về thị trường nhà cửa, hệ thống trường học và giáo dục, khả năng tiếp cận ngân hàng và đồng vốn, và mối quan hệ gai góc với cảnh sát, tất cả dồn ứ lại qua nhiều thế hệ.

Giờ để tôi thử nhìn từ quan điểm Phật giáo về những gì đang diễn ra. Có người sẽ hỏi, “Chẳng phải Phật giáo dạy sinh mạng của tất cả mọi người đều quan trọng sao?” Để hiểu bản chất câu hỏi này, cần biết Phật giáo bắt đầu từ bản ngã tối thượng, được đề ra bởi một người tự tách mình khỏi xã hội, và như vậy, không giải quyết các vấn đề xã hội.

Chúng ta được dạy phải chất vấn quan điểm của bản thân về thế giới và về cách phân loại mọi việc. Chúng ta cũng được dạy sinh mạng của tất cả mọi người đều quý giá. Từ quan điểm này, Phật giáo dường như sử dụng cách tiếp cận theo hướng mù màu. Nhưng, từ hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ, Phật giáo đã trải qua một thời kỳ biến chuyển mạnh mẽ dưới nhiều dạng thức khác nhau. Khi tách ra khỏi Mahayana, chúng ta đã mang lập trường một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Cụ thể hơn nữa, hình thức Phật giáo Jodo Shinshu của chúng ta đã từng là một phong trào được sản sinh từ cuộc cách mạng xã hội.

Vào thế kỷ 12 và 13 tại Nhật, chế độ phong kiến hiện diện ngoài xã hội và trong đời sống tôn giáo của mọi người. Nói vắn tắt, phong trào Jodo Shinshu trỗi dậy căn cơ từ những người dưới đáy phản kháng lại cách đối xử của xã hội đối với họ. Phong trào lên tiếng cho họ và mở con đường khác cho họ, những người bị đặt ra ngoài lề. Tôi tin rằng chúng ta rất cần nhận ra phải hành động cùng với phong trào Sinh Mạng Người Da Đen Quan Trọng.

Nói cách khác, hãy tưởng tượng một bàn tay bị xước giấy và một bàn tay bị cắt cụt một ngón. Có phải cả hai bàn tay đều đau? Tất nhiên. Nhưng bàn tay nào đau đớn hơn? Bàn tay nào cần nhiều thời gian và nỗ lực để chữa lành vết thương? Nếu ta nói, “tay nào cũng quan trọng” và bảo vì vết xước giấy chỉ cần chờ đấy sẽ tự lành nên chúng ta áp cùng cách chữa trị cho cả hai vết thương, thì sẽ không giải quyết được vấn đề.Mặc dù lý tưởng này đáng được hướng tới, nhưng nếu nói “Sinh Mạng Ai Cũng Quan Trọng” là phủ nhận thực tế người da đen đang bị đối xử theo kiểu mạng của họ KHÔNG quan trọng. Khi George Floyd bị giết bởi một người đáng ra phải thực thi pháp luật. Khi Breonna Taylor bị giết trong lúc đang ngủ trong nhà mình. Khi Ahmaud Arbery bị giết trên đường chạy bộ trong xóm. Khi Oscar Grant bị bắn từ phía sau và bị giết ở trạm Fruitvale, một trạm trên tuyến xe lửa BART tôi từng đi mỗi ngày. Khi điều này diễn ra trong các thành phố của chúng ta, trên đất nước của chúng ta, nói rằng “Sinh Mạng Ai Cũng Quan Trọng” là lời nói dối trơ trẽn.

Thật ra, nói “Sinh Mạng Ai Cũng Quan Trọng” không chỉ là nói dối, mà còn tước bỏ công cụ cần có để chống áp bức. Guinier and Torres lập luận và tôi cũng đồng ý rằng từ chối nhắc đến chủng tộc là chối bỏ những vấn đề mang tính hệ thống đã tạo ra bất công dai dẳng. Việc lờ đi không nhắc đến chủng tộc cũng chính là nhường chỗ êm xuôi cho những người vừa hưởng lợi từ bất công vừa muốn nhìn thấy bất công tiếp diễn. Điều này ngăn trở người dân gầy dựng các phong trào chống lại những con người như vậy. Không, chúng ta phải nói về chủng tộc để thúc đẩy hành động. Cần phải nói về chủng tộc để giải thích về thực tế khác hẳn trên đất nước chúng ta đang sống.

Thay vì chia nhỏ và phủ nhận sắc tộc nào, chúng ta có thể sử dụng chủng tộc trong ngữ cảnh chính trị để vừa cho thấy sự bất bình đẳng trong nước Mỹ, vừa hành động nhóm lên thay đổi. Làm như vậy cũng thể hiện sức mạnh có sẵn trong kết nối tâm lý giữa người da đen với nhau. Làm người da đen là phải mạnh mẽ. Làm người da đen là phải có sức mạnh chính trị. Sức mạnh này có thể dẫn đến thay đổi cực kỳ to lớn về mặt dân chủ.

Khi chất xúc tác này thu hút chú ý vào những vấn đề đã bị bỏ quên trầm trọng cho tới nay, không chỉ người da đen mà những nhóm dân khác bị đặt bên lề cũng phải có lời hồi đáp từ lương tâm. Đương nhiên, người bị quăng ra ngoài nhiều nhất sẽ có động lực lớn nhất đòi thay đổi. Tuy nhiên, đây là nghĩa vụ lương tâm của tất cả các sắc dân thiểu số, của bất cứ ai có thể bị kỳ thị, và của những tư tưởng cấp tiến muốn nhìn thấy đổi thay trong hệ thống. Đây cũng là nghĩa vụ lương tâm của Phật tử.

Dễ dàng nhất và hiệu quả nhất là chỉ ra được những vấn đề của những người bị phân biệt chủng tộc, rồi theo lời của Guinier and Torres, nói rằng “chúng ta phải giúp họ nhấn mạnh yêu cầu được có một tầm công lý xã hội rộng lớn để giúp được nhiều hơn chứ không riêng những nhóm chủng tộc bên lề.”

Nói cho cùng, từ quan điểm của họ, từ quan điểm của tôi, từ quan điểm Phật giáo, chỉ khi nào Sinh Mạng Người Da Đen Quan Trọng thì Mới Có Thể Coi Sinh Mạng Tất Cả Mọi Người Quan Trọng.

Nguyễn Minh dịch



Thoughts about Black Lives Matter

Reverend Matt Hamasaki, Resident Minister

May 3, 2020

Today, I feel it’s necessary to speak on the movement of Black Lives Matter and why it is important as Buddhists to stand with and support them.

Yesterday we had the social media blackout whose purpose was to quiet the voices of those who aren’t black in order to amplify the voices of the black people. I decided to use my time to continue my education by starting to read the Miner’s Canary by Lani Guinier and Gerald Torres. Even though I’ve only started it, it has already exposed and broken through things that I had been taught to accept, as well as strengthened my vocabulary in how to articulate what my understanding is.

To be clear, I would never claim to completely understand what it means to be a black person and so if I get anything wrong or need correction, please let me know; I am always open to learning more. Since I feel a bit underqualified, throughout my talk I’d like to use their work and their voice to help say what I think needs to be said.

Returning again to my upbringing in Berkeley, we were taught that racism is ridiculous because race, as a biological entity, does not exist. This has been proven by science and the human genome project mapping out our DNA. Therefore, in order to not be racist, we should ignore those kind of labels and live in a colorblind society. I even distinctly remember seeing an advertisement at a bus stop that had the statement “That Puerto Rican Man” and had the words “Puerto Rican” crossed out saying that we shouldn’t label people. The thought was that in order to get rid of racism, we had to stop talking about race. We needed to be part of a colorblind society.

However, the colorblind view cannot explain the disparity felt in the well-being of black people. For example, if there is a black family earning $50,000 a year and a white family earning $50,000 a year, in the colorblind eyes they are financially identical and therefore should have similar prospects and futures. So, when data taken over generations of people shows that the accumulated wealth of black families is barely one half of their white counterparts, the colorblind view is tempted to argue that it is the fault of the black people. It doesn’t point to the many problems in society that prevent black people from accumulating wealth including disparities in housing markets, school systems and education, bank and capital access, and hostile relationships with police which all becomes compounded over generations.

Now I’d like to try address the Buddhist view of what’s going on. Some of you may be asking, “doesn’t Buddhism say that all lives matter?” For the background on that question, Buddhism started in the most extreme individualistic sense, by one person who cut himself off from society, and by doing so, did not address social issues.

We are taught to challenge our view on the world and the way we categorize it. And we are taught that all life is precious. From this point of view, Buddhism seems to take on the colorblind approach. But, since that time in India over 2500 year ago, Buddhism has undergone a drastic evolution in many different forms. In the break with Mahayana we took the stance that if one of us is suffering, all of us are suffering. And even more specifically, our form of Buddhism, Jodo Shinshu, was a movement that was born out of social revolution.

In Japan in the twelfth and thirteenth century, there was feudalism in the public and religious lives of the people. To speak very briefly on it, Jodo Shinshu arose as a grassroots movement of the people on the bottom in opposition to how society was treating them. It gave a voice and an alternative path for the people who were marginalized. With this history, I believe it is imperative that we recognize how necessary it is for us to take action along with Black Lives Matter.

To put it another way, imagine that one hand has a papercut and one hand has a finger that’s been cut off. Are both hands in pain? Yes. Are both hands important? Of course. But which one is hurting more? Which one will take longer and more effort to heal? If we say, “all hands matter” and that since the papercut will heal by waiting it out so we should treat both wounds the same way, it doesn’t address the problem.

While it might be an ideal worth striving towards, saying “All Lives Matter” is denying the reality that black people are treated as though their lives do NOT matter. When George Floyd was killed by someone who is supposed to hold up the law. When Breonna Taylor is killed for just sleeping in her own home. When Ahmaud Arbery is killed for jogging in his neighborhood. When Oscar Grant is shot in the back and killed at Fruitvale Station, a stop on the BART that I used to ride almost every day. When this is happening in our cities, in our country, and to say “All Lives Matter” is a bold-faced lie.

In fact, saying “All Lives Matter” is not only a lie, but it is taking away the tools necessary to combat the oppression. Guinier and Torres argue and I agree that refusing to talk about race denies the systemic problems that perpetuate inequality. It would also essentially give an unopposed platform to those who benefit from, and thus would wish to see, injustice continue. And it would simultaneously prevent the creation of grassroots movements to oppose those people. Instead, we have to talk about race in order to mobilize for action. It is helpful to talk about race to explain the reality of the disparity of the country we live in.

Instead of breaking down and denying race, we can use race in a political sense to both show the inequalities in America and to act as a spark of change. It also draws on the already present strength of the psychological connection black people have to one another. To be black is to be strong. To be black is to have political power. And from this power can come huge democratic change.

As this catalyst brings attention to issues that have been largely ignored until this point, there must be a moral response not just from black people, but from other marginalized people. Of course, the most marginalized people have the most motivation to call for a change. However, it is the moral obligation of all minorities, anyone that is subject to discrimination, and progressives that want to see change in the system. It is also the moral obligation as Buddhists.

It is easiest and most effective to point out the problems of those who have been racialized and then, Guinier and Torres say, “then we must help them to enlarge their claims in service of a larger social justice vision that will reach out to more than just the racially marginalized.”

Ultimately, from their point of view, from my point of view, from the Buddhist point of view, All Lives Can’t Matter until Black Lives Matter.

Nguồn: https://www.buddhistchurch.org/ministers-blog/thoughts-about-black-lives-matter

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin