menu

TKNEWS DIRECT PHỎNG VẤN CƯ SĨ NGUYÊN TOÀN

View: 1012 -     Nguyên Toàn, Phan Trung Kiên       27/11/2019 10:11:44 pm
TKNEWS DIRECT PHỎNG VẤN CƯ SĨ NGUYÊN TOÀN
TKNEWS DIRECT PHỎNG VẤN CƯ SĨ NGUYÊN TOÀN

TKNEWS DIRECT PHỎNG VẤN CƯ SĨ NGUYÊN TOÀN

Các câu hỏi sẽ được giải đáp với ý chính như sau, khi nói thì sẽ triển khai ra rõ hơn, cho Cuộc Trao Đổi giữa TKNews Direct và tôi về Bậc Danh Tăng Việt Nam Thời Hiện Đại, Đức Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang.

  1. Có một số người cho rằng Hòa thượng Thích Trí Quang khi còn là Thượng tọa có quan hệ với Cộng Sản Việt Nam và CIA.  Anh nghĩ gì về điều đó?

* Với Cộng Sản: Có ba thế lực mà Thượng tọa phải đối phó là CIA, Cảnh Sát Đặc Biệt VNCH và Đảng Cần Lao Nhân Vị mà hai thế lực đã xác nhận Ngài không phải là Cộng Sản; đó là CIA và CSĐB VNCH [Đại tá Nguyễn Mâu, một tín hữu Công giáo, Trưởng Khối Đặc Biệt (K.Đ.B., tức là Tổng Giám Đốc Công An) tường trình Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Tổng thống, Thủ tướng VNCH.  Tác phẩm "K.Đ.B. Ngành Đặc Biệt / The Special Branch.  San Jose, USA, 2009)].

* Với CIA: Thượng tọa được CIA cứu và đưa vào tị nạn chính trị tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trong khoảng gần 70 ngày (từ cuối tháng 8 đến 4-11-1963) và Thượng tọa đồng quan điểm với Hoa Kỳ là chống lại chủ trương oanh tạc rộng lãnh thổ Miền Bắc chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi Thủ đô Hà Nội.  Thượng tọa cũng đã trình bày rõ quan điểm chính trị của Thượng tọa trong nhiều cuộc phỏng vấn của báo chí trong nước và ngoại quốc rằng giải pháp trung lập hay giải pháp hòa bình để "Việt Nam hóa chiến tranh" là một giải pháp nửa vời vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng Sản xâm chiếm VNCH.  Khi Đại tướng Nguyễn Khánh, với tư cách Chủ tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, hỏi ý Thượng tọa là ai có khả năng điều hành guồng máy chính phủ tốt nhất thì Thượng tọa đã trả lời là Bác sĩ Phan Huy Quát là nhân tuyển thích hợp cho vị trí Thủ tướng Chính phủ vì Bác sĩ Quát có kinh nghiệm về Cộng Sản, đã từng giữ những vị trí quan trọng như Bộ trưởng Quốc Phòng, và đang là Chủ tịch Liên minh Á châu Chống cộng.  Những sự kiện như thế làm cho những thế lực chống Thượng tọa tung tin đồn Thượng tọa là "tình báo chiến lược" của Hoa Kỳ.

  1. Theo quan điểm cá nhân của anh thì Tổng thống Ngô Đình Diệm có chủ trương kỳ thị tôn giáo, nâng đỡ Thiên Chúa giáo và đàn áp Phật giáo không?

* Cần xác định Công giáo chứ không phải Thiên Chúa giáo nói chung.

* Là Tổng thống của Tổng thống chế, có toàn quyền về hành pháp, tất nhiên Tổng thống Ngô Đình Diệm chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bức hại và đàn áp Phật giáo.  Có điều VNCH gần như có hai lãnh thổ về phương diện an ninh nội chính; đó là Miền Đông và Miền Tây Nam Phần thuộc Tổng thống Ngô Đình Diệm; Miền Bắc Trung Phần và Miền Cao Nguyên Trung Phần thuộc Cố Vấn Chỉ Đạo Ngô Đình Cẩn.  Do bản tính hiền hòa của người Miền Nam và tín hữu Công giáo Miền Nam là thành phần điền chủ, trưởng giả, dân Tây chứ không phải là thành phần dân nghèo như Miền Bắc và Miền Trung nên mức độ chèn ép trong sinh hoạt của Phật giáo ở Miền Nam lỏng lẻo hơn, nhẹ nhàng hơn ở Miền Trung.

* Tổng thống Ngô Đình Diệm có thiên vị Công giáo nhưng không quá khắt khe với Phật giáo như ông Ngô Đình Cẩn và Giám mục Ngô Đình Thục.  

* Ông Ngô Đình Cẩn tham lam, thiếu hiểu biết căn bản về sinh hoạt chính trị nhưng ông lại là một con người rất khéo léo đối với Tăng sĩ Phật giáo tại Huế; tuy nhiên, dưới sự "chỉ đạo" của ông Cẩn với Đoàn Công Tác Chống Cộng Đặc Biệt Miền Trung thì một số lượng lớn Phật tử điều hành các Khuôn hội Phật giáo và Huynh trưởng Gia đình Phật tử tại Miền Trung bị thủ tiêu, giam cầm, nặng nhất là Tỉnh Phú Yên.

* Ông Ngô Đình Nhu không chủ trương hạn chế sinh hoạt tín ngưỡng của Phật tử nhưng chỉ tín nhiệm tín hữu Công giáo trong công vụ.

* Giám Mục Vĩnh Long và rồi là Tổng Giám Mục Huế thì kỳ thị Phật giáo rất khắc nghiệt.

* Cần xác định việc lật đổ và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm hoàn toàn không dính dáng gì đến Thượng tọa Thích Trí Quang vì từ cuối tháng 8 đến 4-11-1963, gần 70 ngày, Thượng tọa Thích Trí Quang ẩn cư trong Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ.  Phong trào tranh đấu chống Tổng thống Ngô Đình Diệm do sinh viên, thanh niên và quần chúng khởi động chứ không do Tăng sĩ Phật giáo lãnh đạo.

  1. Theo tài liệu CIA giải mật hiện nay thì toàn thể Tướng lĩnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã đồng lòng biểu quyết phải tiêu diệt Tổng thống Ngô Đình Diệm trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963.  Anh có tin là tất cả Tướng lãnh trong HĐQNCM đã quyết định điều đó không?

* Tài liệu đó là có thật nhưng do CIA "sáng tạo" để chứng tỏ Hoa Kỳ "tôn trọng" chủ quyền quốc gia của VNCH chức hai Phó Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng là Trung tướng Trần Văn Đôn và Thiếu tướng Tôn Thất Đính công khai bảo vệ sinh mạng của Tổng thống Ngô Đình Diệm thì làm sao nói được là toàn thể Tướng lãnh trong HĐQNCM đồng thanh biểu quyết sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm.  Băng ghi âm của Tổng thống Johnson đã nói rõ là Kennedy Administration đã quyết định sát hại anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm.  Bên Ngũ Giác Đài và các Tướng lãnh Hoa Kỳ tại Việt Nam không ủng hộ chủ trương lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và CIA cùng một số chính khách có thế lực Hoa Kỳ chủ trương lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.  Tổng thống Kennedy và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giao trách nhiệm quyết định mọi tình huống tại chỗ cho Đại sứ Henry Cabot Lodge.  Hoa Kỳ đã hai lần cảnh cáo Tổng thống Ngô Đình Diệm là cuộc đảo chánh 11-11-1960 của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và cuộc đội bom Dinh Độc Lập của Trung úy phi công Nguyễn Văn Cử ngày 27-2-1962 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm không thay đổi chính sách nên mới có ngày 1-11-1963. 


PRESIDENT JOHNSON ON THE DIEM COUP

As vice president, Lyndon Johnson's voice was relatively quiet in the Kennedy debates about Vietnam policy, though he was often in the room. After he became president, Johnson remembered the Diem coup in conversations with Sargent Shriver (February 1, 1964) and Eugene McCarthy (February 1, 1966).


  1. Theo anh thì tài liệu nào khách quan nhất, khả tín nhất về phương diện chính trị là Hòa thượng tọa Thích Trí Quang không phải là đảng viên Cộng Sản, không bài Mỹ, và không chủ trương tôn giáo can thiệp vào sinh hoạt chính trị quốc gia?

* Cuộc Phỏng vấn "Chín Mươi Sáu Phút Với Thượng Tọa Thích Trí Quang - 05-5-1960" của Ngô Thế Vinh đăng trên Nguyệt san Tình Thương của Sinh Viên Y Khoa Sài Gòn do SV Ngô Thế Vinh và SV Phạm Đình Hy chủ trương.  Bài báo này đã được nhiều báo đăng lại như Hợp Lưu, Người Việt (11-11-2019) và VOA Tiếng Việt.

  1. Nếu không phải là Cộng Sản tại sao sau năm 1975 Hòa thượng Thích Trí Quang không cùng quý Thầy Đôn Hậu, Huyền Quang, Quảng Độ lãnh đạo GH/PGVN/TN truyền thống cũng như không ủng hộ hay tham gia các cuộc vận động chống lại chế độ độc tài Cộng Sản từ Thầy Thiện Minh đến quý Thầy Tuệ Sỹ, Trí Siêu (Lê Mạnh Thát)?

* Cần phân biệt tham gia và ủng hộ khác nhau.  

Hòa thượng Trí Quang, trong tình trạng bị Công An quản thúc hết sức nghiêm ngặt tại Chùa Ấn Quang và trong hoàn cảnh rất khó khăn về vật chất, khi một số Phật tử tại Pháp gửi thuốc Tây qua đường bưu điện cho Hòa thượng thì Hòa thượng đã giao cho Ni trưởng Trí Hải liên tục giúp đỡ, cho Phật tử thăm nuôi quý Thầy và các Phật tử hoạt động chống đối Cộng Sản bị tù đày như quý Thầy Huyền Quang, Đức Nhuận, Tuệ Sỹ, Trí Siêu, Nguyên Như và các Cư sĩ Phật tử khác.  

Hòa thượng Trí Quang đã từng nhắn nhủ các Tăng sĩ và Cư sĩ rằng trong nhiều thập niên kế tiếp, vận mệnh chính trị Việt Nam không do người Việt Nam quyết định mà do các trung tâm quyền lực thế giới quyết định.  Do vậy Thượng tọa khuyên chư Tăng và các Cư sĩ, Phật tử trẻ ba điều, một là không nên manh động; hai là chỉ lo toàn sinh cho thiên hạ mà không lo toàn thân cho chính mình là người bất trí; ba là tự mình phải thắp đuốc lên mà đi, tức là mỗi người phải tự quyết định con đường phải đi cho sự sống còn và tương lai của mình.  

Hành trạng của Hòa thượng Trí Quang trong 72 năm hạ lạp và 96 năm tuổi đời hoàn toàn đúng với Chánh Pháp qua lời dạy của Đức Phật tại Kinh Vương tử Vô Úy (Abhayarajakumara Sutta) thuộc Kinh Trung Bộ đã giảng dạy sâu sắc về sự nói năng như Chánh Pháp và sự im lặng như Chánh Pháp.  

  1. Những người chống đối Hòa thượng Thích Trí Quang cho rằng Hòa thượng tọa không biết một chữ ngoại ngữ như Anh văn và Pháp văn.  Anh nghĩ thế nào về điều này?

Đây là một xuyên tạc đầy ác ý.  Hòa thượng Trí Quang đã tốt nghiệp thủ khoa năm 1943 Khóa học đầu tiên của Phật học viện tại Chùa Báo Quốc, Huế, thuộc Tổng hội Phật giáo.  Chương trình 6 năm học gồm thế học và Phật học trải qua ba cấp là Sơ đẳng, Trung đẳng, Cao đẳng.  Đặc biệt trong cấp Trung đẳng thì phần thế học đã học Triết học Tây phương.   Hòa thượng đã được cử đi dự Hội nghị Phật giáo Thế giới tại Ceylon (Sri Lanka / Tích Lan) và Nhật Bản.   

Hòa thượng đã hai lần bị ở tù của Pháp và nhờ biết tiếng Pháp nên Hòa thượng tọa được trả tự do sớm.  Khi ẩn cư trong Tòa Đại sứ Hoa Kỳ trên đường Hàm Nghi cuối tháng 8 năm 1963 với Đại đức Nhật Thiện và Sư Nhâm, hơn hai tháng, đến ngày 04-11-1963 mới về Chùa Ấn Quang, trong thời gian đó Hòa thượng Trí Quang đã nói chuyện với các Tham vụ Sứ quán và Đại sứ cũng như viết thư cho Tổng thống Hoa Kỳ bằng English.

Về Hán văn thì Hòa thượng Trí Quang đã trước tác, phiên dịch và chú giải hơn 33 tác phẩm Kinh, Luật, Luận đã được xuất bản.  Tôi hết sức tâm đắc tác phẩm dịch và chú giải Kinh Pháp Cú Nam Tông Hán tạng thật tuyệt vời của Hòa thượng.

  1. Sau khi trà tỳ (hỏa táng), Hòa thượng Thích Trí Quang đã để lại nhiều xá lợi, đặc biệt là Ngọc thủ trắng như tuyết của Ngài.  Xin Anh cho biết quan điểm của anh về hiện tượng này?

Một câu hỏi vô cùng thích thú.  Bồ tát Thích Quảng Đức để lại Trái Tim Từ Bi tháng 6 năm 1963, Lạt ma Geshela (Geshe Tsultim Gyeltsen) tại Long Beach để lại Thân (mắt), Khẩu (lưỡi), Ý (tim) sau khi Ngài viên tịch ngày 13-02-2009, Hòa thượng Thích Trí Quang đã để lại Trí Sáng, Tuệ Giác của Ngài, qua hình ảnh Ngọc Thủ trắng như tuyết.  Họp sọ con người gồm 7 mảnh ghép lại, khi gặp nhiệt độ cao của lò hỏa táng thì bảy khớp xương sọ đó phải rời ra từng mảnh, nhưng Ngọc Thủ của Ngài còn nguyên vẹn.  Một hiện tượng siêu nhiên của Phật Pháp nhiệm màu.

Cuộc đời tu hành tròn giới đức của Hòa thượng Trí Quang thể hiện qua hình ảnh Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch chỉ sau hai ngày thân thể khiếm an và Hòa thượng đã để lại Tuệ Giác qua xá lợi Ngọc Thủ trắng như tuyết. Lời di huấn cuối cùng của Ngài cũng ươm đượm Phật lý về sự đạm bạc của một bậc chân tu thạc đức khi Hòa thượng dặn dò sáu điểm trong việc tổ chức tang lễ của Ngài thật đơn sơ, giản dị.

Về xá lợi Ngọc Thủ trắng như tuyết của Hòa thượng Thích Trí Quang, Thầy Thích Minh Thể đã viết ra bài thơ như sau.


Đôi Mắt Sắc Tuệ



Đôi mắt sắc tuệ giữa nhân gian,

Chín bẩy huân tu chốn đại ngàn,

Phong ba cường trị ngô ức uý,

Khối óc tư duy Trí Quang sang.

Bảy hai tăng lạp chuyên trì tập,

Gối điển kinh cầu dịch ngàn trang,

Thư thư không tận hư không tận,

Thắng nguyện in ngôn giữa đại bang.

Tk Thích Minh Thế

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin