menu

Vị Cha Tinh Thần Của Thế Hệ Trẻ, Thanh Niên Sinh Viên, Học Sinh, Gia Đình Phật Tử

View: 916 -     Thích Nguyên Siêu       5/10/2020 10:10:45 am
Vị Cha Tinh Thần Của Thế Hệ Trẻ, Thanh Niên Sinh Viên, Học Sinh, Gia Đình Phật Tử
Vị Cha Tinh Thần Của Thế Hệ Trẻ, Thanh Niên Sinh Viên, Học Sinh, Gia Đình Phật Tử
Sau khi nhận chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Hòa thượng đã hết lòng chăm lo giới trẻ. Một mặt soạn thảo kế hoạch để thành lập Gia Ðình Phật Tử ở những miền chưa hội đủ điều kiện để tổ chức. Mặt khác lên chương trình hoạt động cho GÐPT đã hình thành, để lấy đó làm bước tiến trong công cuộc tu học.

Như đã nói, tự thân Hòa thượng chống tích vân du, đến từng địa phương để mở ra những trại huấn luyện, gồm nhiều cấp bậc: Trại huấn luyện Ðàn, Ðội, Chúng Trưởng, trại Lộc Uyển cho các huynh trưởng, Anôma, Ni Liên, trại A-Dục, Huyền Trang…

Là vị cha tinh thần, Hòa thượng quan niệm rằng: thế giới người trẻ là thế giới nồng cốt cho mai hậu, là thế hệ của những người nắm lấy đường hướng và phát triển Giáo hội thật hữu hiệu. Là rường cột, là sức mạnh phụng sự lý tưởng của Ðạo giáo. Nếu tre tàn mà măng không mọc thì lấy đâu để duy trì Ðạo pháp. Hòa thượng đã đem hết tài năng của mình để trao truyền lại cho giới trẻ, không quản sự khó khăn, mệt nhọc, Ngài hiểu và thông cảm tâm lý tuổi trẻ. Ðể thích hợp với đường hướng của người chỉ đạo, Hòa thượng đã gần gũi tâm tình, nói lên những kinh nghiệm của mình trong lúc hành xử, mà giờ này các anh chị Huynh trưởng lão thành mỗi khi đề cập đến Hòa thượng, không ai không xúc động, bàng hoàng, bằng tấm lòng khả kính.

Thế giới trẻ là thế giới năng động, tháo vát, thân thiện nhưng khó phục tùng nếu không gặp người lãnh hđạo giỏi để hướng dẫn họ thành những người hữu ích cho xã hội. Với tư cách là người lãnh đạo, Hòa thượng đã chứng tỏ cả đạo đức lẫn tài năng qua nhân cách, sinh hoạt trở thành bài học sống động cho tất cả Huynh trưởng, Ðoàn sinh noi gương rèn luyện và thi hành. Hòa thượng là cội tùng che mát đàn con – Gia Ðình Phật Tử Việt Nam, mấy mươi năm. “Thiện Minh”; tên người lãnh đạo Giáo Hội bất khuất mà cả thế hệ của những thập niên 50, 60, 70 phải tôn sùng, thành thiết đảnh lễ. Ðảnh lễ để thấy mình đang học một bài lịch sử sống, mà Hòa thượng Thiện Minh là hiện thân của dòng lịch sử đó.

Dòng lịch sử dân tộc kiêu hùng, ngọn đuốc “Thiện Minh” soi đường tăm tối; xoáy tận vào lòng người, vào tâm can, lương tri những con người bạo lực phi nhân. Bài học “Thiện Minh” là bài học ngàn vàng mà thế hệ đã qua, thế hệ hôm nay hay thế hệ mai sau ai cũng phải học. Học cái can trường, học cái bất khuất, học cái dũng cảm, học cái hy sinh, học cái quên mình và học cái không thù hận, giữa những người thù hận. Học cái không, cái nghĩa, cái từ bi, cái hỷ xã, cái trí tuệ của dòng dõi Tăng già Việt Nam. “Thiện Minh”, con người của ý thức hệ, con người của lương tâm, con người của những con người đang sống, đang cưu mang lý tưởng hòa bình. Ý thức “Thiện Minh” được khơi nguồn và dẫn đi từ đầu đời dòng lịch sử dân tộc. Suốt một dòng lịch sử đó được un đúc bằng từng giọt máu, bằng từng đốt xương, bằng từng trái tim, khối óc, để hôm nay trở thành tường đồng vách sắt bao bọc, chở che cho giang sơn gấm vó. Hào hùng trong ý nghĩa tự trị, bất khuất trong giá trị trí thức, can trường trong tự tính bảo tồn cái phải và không hận thù trong khả tính quyến thuộc từ bi. “Thiện Minh”, tên người là những khả tính ấy.Thật gần gũi với Hòa Thượng để thấy hình ảnh Ngài sừng sững như dãy Trường Sơn đêm che sương, ngày hứng nắng. Ðể thấy lòng Ngài như gió lộng từ Thái Bình Dương thổi vào cánh đồng hoang vu, khô cằn sỏi đá, của Miền Trung nước Việt, nơi đã thai nghén, cưu mang và sản sinh ra “Thiện Minh”, tên người Việt tộc.Trong ngôi làng Bích Khê, nơi quê hương đầu đời của Hòa Thượng, và cũng từ đó, từ mảnh đất nghèo khổ, khô cằn sỏi đá, từ vị trí điạ dư lịch sử, địa đầu giới tuyến, bên giòng sông Thạch Hãn, khu phân chia ranh giới Bắc Nam, ý thức “Thiện Minh” tạo dòng sinh mệnh được bắt nguồn từ đó. Từ hạt bụi, từ viên sỏi, từ giọt sương, từ tinh thể, tinh hoa của quận Triệu Phong kết thành người “Thiện Minh” lịch sử. Quảng Trị đêm mưa đông, ngày nắng hạ đã nuôi lớn trái tim dân tộc bằng liếp cải, nương rau, luống cà, vồng khoai, đám bắp nuôi dưỡng quê hương Bách Việt, Ðại Việt, Ðại Cồ Việt; giòng máu của sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa mầu mỡ cho người dân được cơm no, áo ấm. Ðể rồi theo ngày tháng, con nước ròng và con nước lớn, dòng sông Thạch Hãn đẩy đưa người con dân tộc trưởng thành mà mang trọn sử mệnh cho đến ngày 30/4/75, ngày biến cố trọng đại lịch sử tang thương, dập vùi, xương cha, máu mẹ, mở ra cánh cửa ngục tù, nhốt người con dân nước Việt. Bao nhiêu công trình xây dựng bằng tâm huyết của Hòa thượng, giờ vẫn còn đây, còn lại một đàn con áo lam, hoa sen trắng và mũ Tứ Ân.

Bác sĩ Lê Ðình Thám là cha đẻ của GÐPT, thì Hòa thượng là người cha nuôi dưỡng, giáo dục lớn khôn, mà suốt một dòng lịch sử 50 năm tại quê nhà, Gia Ðình Phật tử, đã chung lưng với chư Tôn Ðức, để rồi cùng cưu man tù tội, giam cầm qua bao chế độ. Nhưng nghiệt ngã, sầu thảm hơn hai mươi năm qua chế độ Cộng sản đã bức tử Giáo Hội, triệt tiêu Gia Ðình Phật Tử.

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin